Một người không biết tự chủ về tiền bạc, tiết kiệm mọi cố gắng đều sẽ đều uổng phí!

Có một câu nói vui mà tôi nghe được ở đâu đó như thế này: “Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Hầu hết chúng ta đều hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng và tiết kiệm chúng đúng cách.

Do vậy có những người làm việc vất vả, khổ sở cả đời nhưng tới khi về hưu vẫn phải chật vật vì tiền không đủ tiêu xài. Có phải vì họ kiếm không đủ tiền hay không? Thực ra, vấn đề thiếu thốn về tiền bạc nằm ở phần lớn thói quen chi tiêu hàng ngày. Một người không biết tự chủ về tiền bạc, mọi cố gắng đều sẽ uổng phí.

Một người không biết tự chủ về tiền bạc, mọi cố gắng đều sẽ đều uổng phí

 

Làm việc chăm chỉ tại sao mãi không giàu?

“Làm việc chăm chỉ” không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với “kiếm được nhiều tiền”. Nếu chỉ biết vùi đầu vào kiếm tiền, rồi kiếm được bao nhiêu lại tiêu bấy nhiêu thì lấy đâu ra mà dư dả? Đa phần mọi người đều chi tiêu dựa vào khoản tiền lương hàng tháng nhưng quả thực số tiền ấy không thể thoả mãn chúng ta. Đó là lý do tại sao nhiều người lại rơi vào trạng thái đã nợ nần không kiểm soát.

Nếu một người cam tâm chịu khổ kiếm tiền, vậy cũng nên học cách tiết kiệm hợp lý. Bởi vì một khi bạn chịu tích lũy, bạn mới có được số vốn của riêng mình và sau này dùng số tiền đó đổi đời.

Một người không biết tự chủ về tiền bạc, mọi cố gắng đều sẽ đều uổng phí

 

Ngược lại, chỉ biết vùi đầu vào kiếm tiền, kiếm được bao nhiêu thì xài bấy nhiêu, không biết tiết kiệm, vậy khi sự cố bất ngờ ập đến, bạn rất dễ bị nó đánh ngã.

Người bình thường đều có xu hướng dựa vào tiền lương cố định hàng tháng sống qua ngày. Đối với người độc thân còn đỡ, nhưng những ai đã lập gia đình hoặc có trách nhiệm nuôi dưỡng gia đình sẽ rất khó khăn. Bởi số tiền cố định này sẽ rất khó thỏa mãn nhu cầu sống của họ.

Thế nên ngay từ bây giờ, hãy học cách quản lý tài chính thông minh, trước khi muốn tiêu xài, nên nghĩ xem chi tiêu thế nào cho hợp lý.

Nếu không cần thiết, bạn có thể tiết kiệm tiền với kế hoạch định sẵn. Khi đạt được một khoản nhất định, hoàn thành mục tiêu đã chờ đợi trong nhiều năm, nhất định lúc đó bạn sẽ có nhiều cơ hội cũng như tự tin tự lập nghiệp hơn…

 

Không tự chủ tiền bạc, mọi cố gắng đều vô ích

Tự chủ tài chính, về hưu sớm là ước mơ cháy bỏng của nhiều người. Thế nhưng có những người nai lưng ra làm cũng không thể chạm tay tới ước mơ ấy. Gốc rễ vấn đề là do đâu? Đó là do chúng ta không đủ tự giác, nghĩ rằng cứ có tiền là giải quyết được vấn đề.

Không phải cứ có tiền trong tay là chi tiêu “vô tội vạ”. Ngay cả trúng xổ số cả trăm triệu đồng, nếu không biết tính toán hợp lý thì số tiền khổng lồ đó cũng sẽ bay biến rất nhanh. Người thông minh là người giỏi kiếm tiền và có tài tiết kiệm tiền, chứ không phải là người có tiền trong tay là chi tiêu tùy hứng.

Một người thấm thía được giá trị của đồng tiền, sẽ không bao giờ phung phí một cách dễ dàng. Thay vào đó, họ sẽ tìm cách khai thác đồng tiền đó sao cho “tiền đẻ ra tiền” và trở nên ngày một giàu có hơn.

 

Phải luôn hiểu rằng: Tiết kiệm không phải là tằn tiện, tiết kiệm để có một tương lai tốt đẹp hơn

Thoạt nhìn, chúng ta đều cảm thấy việc tận hưởng cuộc sống và tiết kiệm tiền vốn dĩ là đối nghịch nhau. Nhiều người luôn quan niệm rằng “cuộc sống này có được mấy đâu” hay “ta chỉ sống một lần trong đời” nên có tiền cứ tiêu thoải mái đi.

Ở một mức độ nào đó, quan niệm này cũng có phần đúng. Việc tiêu tiền vào những thứ mà chúng ta thực sự thích là cách để ta tận hưởng cuộc sống. Thế nhưng cuộc sống này đầy ắp những bất ngờ, nếu bỗng nhiên một ngày gặp bất trắc, trong tay lại không có nổi một tấc sắt, ta sẽ lo liệu thế nào đây?

Tận hưởng cuộc sống nên là điều lâu dài và phải đi kèm với sự bảo đảm. Chỉ khi có được sự bảo đảm ta mới có một cuộc sống an tâm. Vì vậy, thay vì tiêu tiền để thỏa mãn đam mê tức thời, hãy học cách tiết kiệm để hướng tới tương lai.

“Nếu không uống cà phê sang chảnh, trong 5 năm bạn sẽ mua được một căn nhà”: Tích gió thành bão, tiết kiệm chính là kỷ luật sống hàng đầu của người trưởng thành!

 

Một người không biết tự chủ về tiền bạc, mọi cố gắng đều sẽ đều uổng phí

 

Bí quyết nào để tiết kiệm cho tương lai mà vẫn tận hưởng cuộc sống?

Muốn vừa tiết kiệm tốt mà vẫn hưởng thụ được cuộc sống hiện tại, hay học và lập thành thói quen 5 điều dưới đây:

1. Hiểu được thói quen chi tiêu của bản thân

Bạn phải hiểu được nguồn thu nhập của bản thân hiện tại. Muốn tiết kiệm hay chi tiêu nhiều tiền hơn, hãy hiểu được thói quen tiêu tiền của chính mình. Lập kế hoạch và kiểm tra chi tiêu của mình hàng tuần. Điều này không những giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn dễ dàng xác định được mình đã chi “quá tay” ở những mục nào để kịp thời điều chỉnh. Nếu để một tháng mới kiểm tra thì đôi khi con số chi đã vượt quá kế hoạch nhiều lần.

 

2. Cẩn thận trong việc mua sắm

Hãy cẩn thận trong việc mua sắm. Mỗi tháng, bạn hãy tính toán kỹ những khoản chi bắt buộc như tiền thuê nhà tiền điện, tiền nước… với thu nhập của bản thân. Trước khi mua bất cứ thứ gì, bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ vì nếu không bạn không thể tiết kiệm. Ví dụ, nếu quyết định mua một chiếc xe hơi trả góp thì mỗi tháng bạn phải trả thêm một khoản tiền nữa, điều này sẽ làm giới hạn chi tiêu hàng ngày.

 

3. Học cách nói “không” trước những khoản chi không cần thiết

Bạn xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để dễ phân bổ những khoản chi tiêu sao cho hợp lý. Ví dụ, nếu dự định có một chuyến du lịch dài hơi thì ngay bây giờ, bạn phải giảm những hoạt động vui chơi xa xỉ của mình như thường xuyên ăn nhà hàng, mua đồ hiệu… thay vào đó là những hoạt động mang tính ngon – bổ – rẻ như: nấu ăn tại gia, hạn chế sắm sửa , thay mới đồ đạc liên tục. Một khi mong muốn trở nên lớn dần, bạn sẽ chống lại được những thôi thúc tiêu tiền để thực hiện dự định của mình.

 

4. Tiết kiệm cho những mục tiêu cụ thể

Ngoài những phương án tiết kiệm thông thường, bạn có thể tiết kiệm theo nhiều hướng khác nhau như lập nhiều tài khoản tiết kiệm và mỗi tài khoản dành cho những mục tiêu khác nhau. Ví dụ: một tài khoản để phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, một tài khoản để mua nhà, một tài khoản để dành cho con cái đi học sau này,…

Điều này cho phép bạn thấy tiến độ cụ thể mà mình đang thực hiện. Cứ đều đặn mỗi tháng, bạn gửi một khoản tiết kiệm vào quỹ và con số này sẽ tăng lên theo thời gian.

 

5. Kế hoạch cho những chi phí phát sinh

Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng nó rất cần thiết. Tốt nhất, để quản lý tài chính hiệu quả, bạn dành một khoản cho các chi phí phát sinh trong tháng. Nếu đã có sẵn một số tiền để chi tiêu, bạn sẽ không đụng đến số tiền tiết kiệm trong tài khoản.

Một người không biết tự chủ về tiền bạc, mọi cố gắng đều sẽ đều uổng phí

 

Người khôn ngoan là người biết cách điều khiển cuộc sống, bình thản đối diện với những điều bất đắc dĩ trong đời, nắm bắt những thứ tự do bản thân có thể với tới, cũng như tiết kiệm tiền làm “bậc thang” để sau này đạt được tự do. Tiêu tiền chưa chắc sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Tuy nhiên, với một người hiểu được tầm quan trọng sâu sắc của nó, người đó nhất định sẽ đưa ra cách chi tiêu hợp lý, và để dành phù hợp cho bản thân.

 

> Đọc thêm: Muốn nghỉ hưu nhưng vẫn có thu nhập 400 triệu đồng/năm, một người cần có tài sản bao nhiêu? Đầu tư vào đâu?