Nghèo tiền nghèo bạc chứ đừng nghèo tư duy

Nghèo tiền bạc bạn vẫn có thể có cơ hội để đổi đời, nhưng nghèo tư duy và kéo dài nó sẽ nhấn chìm cuộc đời bạn. 

Khi còn trẻ, chúng ta thường đổ lỗi nhiều điều hối tiếc và thất bại là do nghèo đói. Vì nhà nghèo nên tôi không đăng ký các khóa đào tạo, không tìm hiểu kỹ, tôi chỉ biết nhìn cơ hội vụt qua. Vì nghèo nên tôi không đủ tiền mua mỹ phẩm, quần áo, túi xách cao cấp, không có tiền để trùng tu nhan sắc nên không còn mặt mũi nào đi gặp bạn bè trong những lần họp lớp. Vì nghèo nên tôi không có tiền đi du lịch nên mỗi lần có người nhắc đến du lịch tôi đều lẳng lặng ra đi để nhỡ ai hỏi đến đỡ mất mặt. 

Chúng ta vẫn hay nghĩ rằng, có tiền sẽ giải quyết được tất cả mọi chuyện, mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc. Nhưng đến khi cầm được số tiền lớn trong tay, bạn vẫn thấy mình thiếu thốn và nghèo nàn về mặt tinh thần. Nghèo có thể cải thiện được nhưng một khi tư duy đã nghèo rồi thì khó mà sửa được. Bởi: 

1. Khi bạn nghèo tư duy, bạn sẽ giảm kỳ vọng về bản thân 

Khi lòng người yếu mềm, gặp chướng ngại vật câu cửa miệng của họ không phải là “tôi phải vượt qua nó” mà là “quên nó đi, tôi không làm gì được nữa đâu”. Nghe là biết không thể thành công, nhưng hãy cố gắng thêm một vài lần nữa xem sao, biết đâu sẽ thành công.

Những người nghèo thường có kỳ vọng thấp hơn về bản thân. Khi thấy thông tin tuyển dụng của một công ty yêu thích thì phản ứng đầu tiên là “tôi không nên tìm đến công ty vì tôi không đủ năng lực”, “tôi không thể đáp ứng một số điều kiện của công ty” thay vì “Tôi phải cố gắng”. 

Ngay cả khi bạn thực sự có được cơ hội phỏng vấn, bạn chưa chắc đã làm tốt nó, bởi vì hiệu ứng tự hoàn thiện bản thân sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Một khi bạn có ý nghĩ “Dù sao thì tôi cũng không thể được chọn”, thì những gợi ý tâm lý sau đây sẽ được thực hiện trong buổi phỏng vấn: Bạn sẽ có hành vi lộn xộn, đột nhiên không biết giới thiệu như thế nào, đầu óc trống rỗng, hoặc đến muộn vào ngày phỏng vấn…

Khi bạn nghèo tư duy, bạn sẽ giảm kỳ vọng về bản thân

Khi bạn nghèo tư duy, bạn sẽ giảm kỳ vọng về bản thân

2. Hành vi thiển cận 

Người nghèo thường không có cách nào giúp họ nhìn về phía trước, không phải do họ thiếu thông minh mà là họ không chịu bỏ ra thêm một chút thời gian và năng lượng để suy nghĩ cho những quyết định dài hạn và có ích cho họ. 

Để biết bản thân yếu kém thì hãy nhìn xa trông rộng một tý. Hàng ngày, chúng ta phải liên tục đối phó với những vấn đề nảy sinh ngoài ý muốn, khiến bản thân không thể ngẩng mặt lên và nhìn xa hơn một bước. 

Bạn có tư duy nghèo, bạn sẽ có hành vi thiển cận

Bạn có tư duy nghèo, bạn sẽ có hành vi thiển cận

3. Giảm khả năng trì hoãn sự hài lòng 

Sự hài lòng trì hoãn đề cập đến định hướng lựa chọn sẵn sàng từ bỏ sự hài lòng ngay lập tức để có kết quả lâu dài có giá trị hơn, cũng như khả năng tự chủ được thể hiện trong thời gian chờ đợi. Sự phát triển của nó là điều kiện cần thiết để các cá nhân hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau, điều phối các mối quan hệ giữa các cá nhân và thích ứng thành công với xã hội.

Có thể bạn chưa biết sức mạnh của sự hài lòng quan trọng thế nào. Cùng tôi tìm hiểu nghiên cứu sau nhé. 

Một nhóm nghiên cứu những đứa trẻ qua từng năm đến khi chúng trưởng thành cho thấy: Những đứa trẻ chấp nhận trì hoãn sự thoả mãn và đợi để được chiếc kẹo thứ hai sau này đạt điểm SAT cao hơn, tỷ lệ lạm dụng thuốc, tỷ lệ béo phì thấp hơn và biết cách giải quyết các căng thẳng trong cuộc sống tốt hơn, các kỹ năng xã hội cũng cải thiện hơn theo chia sẻ của cha mẹ. Nhìn chung thì những người này cũng đạt điểm số cao hơn trong những thang đo chất lượng cuộc sống khác.

Nếu bạn nhìn những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ nhận ra rằng:

– Nếu bạn trì hoãn sự thoả mãn của việc xem tivi để làm bài tập, bạn sẽ học được nhiều hơn và đạt điểm cao hơn.

– Nếu bạn trì hoãn sự thoả mãn của việc mua đồ ăn vặt ở cửa hàng tạp hoá, khi về nhà bạn sẽ ăn những bữa ăn lành mạnh và giàu dinh dưỡng hơn.

– Nếu bạn trì hoãn sự thoả mãn của việc dừng tập luyện sớm để tập thêm vài hiệp nữa, bạn sẽ khoẻ mạnh hơn… và còn vô số những ví dụ khác.

Thành công thường là kết quả của việc chọn niềm đau của kỷ luật thay vì sự dễ dàng của những điều làm bạn phân tâm. Đó cũng chính là ý nghĩa của việc trì hoãn sự thoả mãn.

Tư duy nghèo, giảm khả năng trì hoãn sự hài lòng

4. Khi nghèo tư duy, bạn không giám thử, không giám sai, không giám mạo hiểm 

Bạn thử tìm hiểu kỹ một chút sẽ thấy, những người thích “tung hoành” thường dễ thành công hơn. 

Sau khi tốt nghiệp, tìm việc không phải dễ dàng những một số bạn vẫn lựa chọn nghỉ công việc văn phòng hiện tại cùng một số người bạn khởi nghiệp. Một trường hợp khác, sau khi tốt nghiệp nhận được lời mời làm việc từ công ty nước ngoài với mức lương đáng mơ ước, nhưng bạn vẫn từ chối và ngao du một vài năm xem bản thân muốn làm gì. Khi làm công việc riêng tại cơ quan, bạn vẫn không yên tâm làm thêm công việc phụ…

Hãy thử thêm vài lần nữa, bạn sẽ tìm được cách phù hợp nhất!

Trong nhiều phân tích cho thấy, người dám thử và phạm sai lầm chứng tỏ họ không chịu thua thiệt. Trong khi những người tư duy kém cỏi thì ngược lại, có xu hướng bảo thủ khi đưa ra lựa chọn và không dám chấp nhận rủi ro, dù họ biết lợi ích đằng sau rủi ro nhưng họ chỉ cần nghĩ đến những thất bại là họ sẽ bỏ cuộc.

Những người kém cỏi này không thể để bản thân thua người khác dường như không có sự khoan dung trong cuộc sống, họ tuân theo quy tắc và thận trọng trong từng bước đi. Do đó, cơ hội khám phá các khả năng khác cũng mất đi.

Khi nghèo tư duy, bạn không giám thử, không giám sai, không giám mạo hiểm

Nghèo tiền nghèo bạc không có gì ghê gớm, nhưng đừng để nghèo về tư duy. Bởi vì cái nghèo tiền, nghèo bạc chỉ là trong một thời gian, nhưng nếu nghèo tư duy thì có thể kéo dài cả đời.