6 Bước giải quyết vấn đề hiệu quả cho những ai đang vật lộn với rắc rối

Cuộc sống hiện đại luôn xuất hiện và tồn tại hàng loạt các vấn đề cần bạn phải xử lý và đưa ra quyết định. Đó có thể là giải quyết mâu thuẫn gia đình, chọn phương pháp học tập hiệu quả, thay đổi chiến lược kinh doanh, …Làm thế nào để có thể giải quyết các vấn đề ấy một cách hiệu quả nhất và có kế hoạch triển khai thực thi thì không phải ai cũng có thể làm tốt được. Hôm nay Mr.Why sẽ chia sẻ với các bạn 6 bước giải quyết vấn đề hiệu quả sau đây.

Bước 1. Đối mặt với vấn đề với tâm lý tích cực

Đây được coi là một bước vô cùng quan trọng bởi chỉ khi bạn có suy nghĩ tích cực, tâm trạng thoải mái, ổn định thì bạn mới có thể bình tĩnh mà xử lý bất kỳ công việc nào một cách chính xác nhất có thể. Nếu bạn đang quá lo lắng, hoảng sợ khi gặp vấn đề thì bạn rất khó để nghĩ ra được cách giải quyết tốt nhất. Nếu bạn bị hỏng xe trên đường đi làm, hãy nhẹ nhàng mỉm cười, nghĩ rằng có lẽ cái xe hôm nay đến lúc cần gặp bác sĩ và bình tĩnh tìm cách tìm chỗ sửa xe và báo công ty rằng hôm nay tôi đến trễ.

Giải quyết vấn đề triệt để

Bước 2. Hiểu rõ tình hình

Sau khi bạn giữ được tâm thái tích cực và bình tĩnh trước vấn đề rồi thì đến lúc bạn dùng tâm thái đấy để tìm hiểu về tình hình của vấn đề, nó đang ở mức độ nghiêm trọng nào, bởi chi phối bởi những yếu tố, con người nào, và có thể để lại hậu quả ra sao nếu không được giải quyết triệt để. 

Bạn đang có mâu thuẫn với sếp, bạn cần bình tĩnh để hiểu xem mức độ mâu thuẫn này đang ở đâu, có nghiêm trọng không, những ai sẽ bị ảnh hưởng trong công việc bởi mâu thuẫn này và hậu quả của nó sẽ là gì nếu vẫn tiếp tục để mâu thuẫn diễn ra. Bạn sẽ hiểu vì sao bạn cần phải giải quyết vấn đề này ngay đó.

Bước 3. Vấn đề thực sự là gì (Tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề)

Đây là một bước mấu chốt giúp bạn tháo gỡ nút thắt của vấn đề. Nhiều người thường không làm rõ bước này dẫn đến việc đưa ra giải pháp xử lý vấn đề không triệt để và rất dễ có chuyện lần sau chúng ta lại gặp phải vấn đề này. Để trả lời được câu hỏi này, các bạn phải liên tục đặt câu hỏi Vì sao, Do đâu. 

Vì sao bạn muốn nghỉ việc, vì bạn chán đi làm. Vì sao bạn chán đi làm, vì lương thấp. Vì sao lương bạn lại thấp, vì năng lực của bạn chưa tốt hay do chính sách đãi ngộ của công ty. Nếu do năng lực của bạn thì vì sao nó chưa tốt, bạn cần tìm cách cải thiện. Nếu do chế độ của công ty thì bạn cần đàm phán lại với chủ doanh nghiệp…. Bạn đã dễ hình dung hơn về bước này rồi chứ.

Bước 4. Chọn giải pháp

Sau khi tìm được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thì đây là lúc bạn đưa ra các giải pháp. Bạn hãy liệt kê tất cả các giải pháp khả thi mà bạn có thể nghĩ ra. Sau đó đánh giá đâu là giải pháp tốt nhất thì lựa chọn và kiên quyết làm theo giải pháp đó.

Giải quyết vấn đề

Bước 5. Lập kế hoạch hành động

Để giải pháp được thực thi một cách hiệu quả nhất thì bạn cần lên cho mình một kế hoạch hành động cụ thể với các yêu cầu và deadline nhất định giúp bạn bám sát giải pháp. Nếu không có kế hoạch triển khai cụ thể thì giải pháp của bạn rất dễ đi vào lãng quên hoặc được thực thi không chính xác, dẫn đến vấn đề không được giải quyết tận gốc.

Bước 6. Điều chỉnh

Rất khó để bạn đi theo kế hoạch chính xác 100% vì chúng ta luôn cần những sự điều chỉnh cụ thể sao cho thích hợp với tình hình hiện tại. Trong quá trình thực thi, bạn sẽ nhận thấy bước này chưa hợp lý với thực tế và cần có sự thay đổi để hiệu quả hơn. Những việc điều chỉnh này là hoàn toàn cần thiết.

Trên đây là 6 bước giải quyết vấn đề mà tôi chia sẻ với các bạn, hy vọng chúng sẽ giúp ích được bạn trong những vấn đề hàng ngày của cuộc sống cũng như trong kinh doanh. Hãy áp dụng và phản hồi lại kết quả với Mr.Why nhé!

Theo dõi những bài viết mới của tôi và cùng chia sẻ quan điểm của bạn nhé!

Fanpage: Link

Fanpage ASK: Link

Fanpage Wake Up: Link