Người Do Thái quả thực rất biết kiếm tiền, họ không “há miệng chờ sung” đợi cơ hội đến với mình, thay vào đó là chủ động tạo nên đường tắt.
Nhiều người cho rằng, con đường trở nên giàu có hoàn toàn không có đường tắt, ta phải cố gắng làm việc, nâng cao năng lực và đợi thời cơ đến. Thế nhưng, có những người phải đợi tới 10 năm, 20 năm nhưng mà không thấy 1 cơ hội nào xuất hiện cả.
Người Do Thái lại không hề nghĩ vậy, họ cho rằng chỉ có kẻ ngốc mới không đi đường tắt, còn con người nhất định phải tìm đường tắt mà đi. Có lẽ vì thế mà họ rất biết kiếm tiền, tuy chỉ chiếm khoảng 0,5% dân số thế giới nhưng lại giữ tới 35% tài sản toàn cầu.
Vậy đâu là đường tắt để kiếm tiền? Muốn tạo ra được đường tắt, ta phải thay đổi được tư duy, quan niệm về tiền bạc và xây dựng các mối quan hệ tốt. Người Do Thái tâm niệm học rộng, tài cao cũng không bằng hiểu chuyện sớm. đó là lý do họ dạy con cái cách kiếm tiền và dùng tiên từ khi còn nhỏ. Dưới đây là 3 đường tắt của người Do Thái khi làm giàu.
Tiền bạc
Quan điểm về tiền bạc giữa người Do Thái và người bình thường không giống nhau. Với người Do Thái thì họ không quá chăm chỉ làm việc hay cố gắng nhiều, bởi họ biết tiền lương tăng lên thì cũng chỉ có giới hạn. Vì thế họ thường kiếm tiền nhanh nhất thay vì kéo dài thời gian.
Giả sử tiền lương 1 tháng của ta là 5 triệu, sau 1 năm có thể sẽ được tăng lên thành 6 triệu. Thế nhưng, liệu mức tăng lương có đuổi kịp giá nhà đất không? Câu trả lời là không, đó là một thực tế phũ phàng. Vì thế người Do Thái sẽ không sống chết lao đầu vào tiền lương, họ sẽ kiếm tiền qua những con đường khác.
Với người Do Thái thì đầu tiên họ sẽ thay đổi quan niệm tiền bạc của mình, nuôi dưỡng thói quen ghi chép chi tiêu, quản lý tiền bạc. Có như vậy thì dần dần bạn sẽ nhận ra khoản nào là nhất định phải tiêu, khoản nào không nhất định phải tiêu. Bên cạnh đó thì cũng cần nâng cao các kỹ năng sống, kỹ năng mềm và đầu tư tài chính.
Tư duy
Người Do Thái có câu chuyện như sau: Người đàn ông nọ cùng anh bạn Do Thái đi tới trung tâm thương mại để mua sắm. Tới cửa hàng túi da nọ, người đàn ông dừng lại ngắm nghía, sau đó quyết định mua một chiếc túi hàng hiệu gần 30 triệu. Lát sau, người đàn ông mới hỏi bạn mình: “Tôi đeo cái túi này đẹp không?”
Người Do Thái hỏi ngược lại: “Nhãn hiệu này trả tiền bạn quảng cáo à? Bạn thực sự có cần nó không?”
Người đàn ông cảm thấy kỳ quái, liền hỏi: “Tôi đã mua vì thấy nó đẹp. Sao nhãn hiệu này lại phải trả tiền quảng cáo cho tôi?”
Người Do Thái đáp rằng: “Nếu đã như vậy thì tôi cho rằng bạn không nên đeo cái túi này đi khắp nơi, như vậy thì khác nào quảng cáo cho nhãn hiệu này”.
Theo tâm niệm của người Do Thái, bản thân họ sẽ không tiêu tiền vào những thứ đồ không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, họ lại hiểu suy nghĩ đó của đám đông, nên mánh bán hàng của họ thường tập trung vào điều đó. Khi ta đang suy nghĩ làm sao để bán được 10 đơn hàng thu 100 đô, họ đã nghĩ cách để bán được 1 đơn hàng trị giá 1.000 USD rồi.
Mối quan hệ
Có vài người học lực không cao, năng lực thì cũng chẳng hề xuất chúng, càng không có hậu thuẫn của gia đình. Nhưng họ vẫn làm mưa làm gió ở xã hội này. Vậy đâu là bí quyết để họ làm được điều đó? Tất cả là nhờ kỹ năng xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Việc sống đơn độc một mình trong xã hội hiện đại là rất khó. Rất nhiều chuyện có người giúp sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nhiều người có những cách hiểu sai lầm về việc gây dựng các mối quan hệ. Họ cho rằng làm như vậy là đang đi nịnh bợ người khác.
Gây dựng mối quan hệ chắc chắn không phải là đi nịnh bợ hay tâng bốc người nào đó. mà là bạn phải đi tìm người có cùng quan điểm với mình để cùng nhau hợp tác, giúp cả hai phát huy được ưu thế của bản thân.