1.Nguyên tắc phân nhỏ (Segmentation)
a) Chia đối tượng thành các phần độc lập.
b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
2.Nguyên tắc “tách khỏi” (Taking out)
Tách phần gây“phiền phức” ( tính chất “phiền phức” ) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” ( tính chất “cần thiết” ) ra khỏi đối tượng.
3.Nguyên tắc phẩm chất cục bộ (Local quality)
a) Chuyển đối tượng ( hay môi trường bê nngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất.
b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc.
4.Nguyêntắc phản đối xứng (Asymmetry)
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng ( nói chung giãm bật đối xứng).
5.Nguyêntắc kết hợp (Merging)
a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặccác đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.
b) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt độngđồng nhất hoặc kế cận.
6.Nguyên tắc vạn năng (Universality)
đối tượng thựchiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối tượng khác.
7.Nguyên tắc “chứa trong” (Nested Doll)
a) Một đối tượngđược đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba …
b) Một đối tượngchuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
8.Nguyên tắc phản trọng lượng (Anti-Weight)
a) bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác có lực nâng.
b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động…
9.Nguyêntắc gây ứng suất sơ bộ (Preliminary Anti-Action)
Gây ứng suất trước với đối tượng để chốnglại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làmviệc ( hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suấtngược lại ).
10.Nguyêntắc thực hiện sơ bộ (Preliminary Action)
a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàntoàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.
b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao chochúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thờigian dịch chuyển.
11.Nguyên tắc dự phòng
(BeforehandCushioning)
Bù đắp độ tincậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phươngtiện báo động, ứng cứu, an toàn.
12.Nguyên tắc đẳng thế
(Equipotentiality)
Thay đổi điềukiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
13.Nguyên tắc đảo ngược
(The Other WayRound)
a) Thay vì hànhđộng như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại ( ví dụ, khônglàm nóng mà làm lạnh đối tượng)
b) Làm phần chuyển động của đối tượng ( haymôi trường bên ngoài ) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yênthành chuyển động.
14.Nguyêntắc cầu ( tròn ) hoá (Spheroidality – Curvature)
a) Chuyển những phần thẳng của đối tượngthành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kếtcấu hình cầu.
b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
c) Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
15.Nguyêntắc linh động (Dynamics)
a) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượnghay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
b) Phân chia đối tượng thành từng phần, cókhả năng dịch chuyển với nhau.
16.Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” (Partial orExcessive Actions)
Nếu như khó nhậnđược 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “mộtchút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
17.Nguyên tắc chuyển sang chiều khác (Another Dimension)
a) Những khó khăndo chuyển động ( hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng dichuyển trên mặt phẳng ( hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quanđến chuyển động ( hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ đượcđơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều).
b) Chuyển các đối tượng có kết cấu mộttầng thành nhiều tầng.
c) Đặt đối tượng nằm nghiêng.
d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
e) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diệntích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước.
18.Nguyêntắc sử dụng các dao động cơ học (Mechanical vibration)
a) Làm đối tượng dao động. Nếu đã có daođộng, tăng tầng số dao động ( đến tầng số siêu âm).
b) Sử dụng tầng số cộng hưởng.
c) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng cácbộ rung áp điện.
d) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điệntừ.
19.Nguyêntắc tác động theo chu kỳ (Periodic Action)
a) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
b) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
c) Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
20.Nguyên tắc liên tục tác động có ích (Continuity of Useful Action)
a) Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải ).
b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay
21.Nguyên tắc “vượt nhanh”
(Skipping)
a) Vượt qua cácgiai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
b) Vượt nhanh đểcó được hiệu ứng cần thiết.
22.Nguyên tắc biến hại thành lợi
(Blessing inDisguise or Turn Lemons into Lemonade)
a) Sử dụng nhữngtác nhân có hại ( thí dụ tác động có hại của môi trường) để thuđược hiệu ứng có lợi.
b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhâncó hại khác.
c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nókhông còn có hại nữa.
23.Nguyêntắc quan hệ phản hồi
(Feedback)
a) Thiết lập quan hệ phản hồi
b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổinó.
24.Nguyêntắc sử dụng trung gian
(Intermediary)
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
25.Nguyêntắc tự phục vụ
(Self-service)
a) đối tượng phải tự phục vụ bằng cáchthực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
b) Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượngdư.
26.Nguyên tắc sao chép
(Copying)
a) Thay vì sửdụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợihoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
b) Thay thế đốitượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ)với các tỷ lệ cần thiết.
c) Nếu không thểsử dụng bản sao quang học ở vùng biẻu kiến ( vùng ánh sáng nhìnthấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
27.Nguyêntắc “rẻ” thay cho “đắt”
(Cheap Short-Living Objects)
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ cácđối tượng rẻ có chất lượng kém hơn ( thí dụ như về tuổi thọ).
28.Thay thếsơ đồ cơ học
(Mechanics Substitution)
a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang,nhiệt, âm hoặc mùi vị.
b) Sử dụng điện trường, từ trường và điệntừ trường trong tương tác với đối tượng .
c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyểnđộng, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trườngđồng nhất sang có cấu trúc nhất định .
d) Sử dụng các trường kết hợp với các hạtsắt từ.
29.Sử dụngcác kết cấu khí và lỏng
(Pneumatics and Hydraulics)
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn,sử dụng các chất khí và lỏng : nạp khí, nạp chất lỏng, đệm khôngkhí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
30.Sử dụngvỏ dẻo và màng mỏng
(Flexible Shells and Thin Films)
a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay chocác kết cấu khối.
b) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoàibằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
31.Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
(Porous Materials)
a) Làm đối tượngcó nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ ( miếngđệm, tấm phủ..)
b) Nếu đối tượngđã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32.Nguyên tắc thay đổi màu sắc
(Color Changes)
a) Thay đổi màusắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
b) Thay đổi độtrong suốt của của đốitượng hay môi trường bên ngoài.
c) Để có thể quan sát được những đối tượnghoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang.
d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sửdụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
33.Nguyêntắc đồng nhất
(Homogeneity)
Những đối tượng, tương tác với đối tượng chotrước, phải được làm từ cùng một vật liệu ( hoặc từ vật liệu gầnvề các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.
34.Nguyêntắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
(Discarding and Recovering)
a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụhoặc trở nên không càn thiết phải tự phân hủy ( hoà tan, bay hơi..)hoặc phải biến dạng.
b) Các phần mất mát của đối tượng phảiđược phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc.
35.Thay đổicác thông số hoá lý của đối tượng
(Parameter Changes)
a) Thay đổi trạng thái đối tượng.
b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
c) Thay đổi độ dẻo
d) Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
36.Sử dụng chuyển pha
(Phase Transitions)
Sử dụng cáchiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thểtích, toả hay hấp thu nhiệt lượng…
37.Sử dụng sự nở nhiệt
(Thermal Expansion)
a) Sử dụng sựnở ( hay co) nhiệt của các vật liệu.
b) Nếu đã dùngsự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khácnhau.
38.Sử dụng các chất oxy hoá mạnh
(Strong Oxidants)
a) Thay không khí thường bằng không khí giàuoxy.
b) Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy.
c) Dùng các bức xạ ion hoá tác động lênkhông khí hoặc oxy.
d) Thay oxy giàu ozon ( hoặc oxy bị ion hoá)bằng chính ozon.
39.Thay đổiđộ trơ
(Inert Atmosphere)
a) Thay môi trường thông thường bằng môi trườngtrung hoà.
b) Đưa thêm vào đối tượng các phần , cácchất , phụ gia trung hoà.
c) Thực hiện quá trình trong chân không.
40.Sử dụngcác vật liệu hợp thành
(Composite Structures)
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sửdụng những vật liệu hợp thành ( composite). Hay nói chung, sử dụngcác vật liệu mới.
Nguồn: ST