Người giàu quản lý tài chính như thế nào?

Không biết các bạn có phát hiện ra điều kỳ lạ này không, người càng giàu càng thích quản lý tài chính, còn người càng nghèo lại tiêu tiền càng vô tổ chức. Kết quả khi người giàu sớm đã thực hiện được tự do về tài chính, thì người nghèo ngày càng trở nên mệt mỏi và áp lực, tự trách bản thân không được may mắn như người ta.

So với việc nghĩ cách để kiếm được nhiều tiền, những người giàu có lại phải đau đầu nghĩ cách bảo tồn giá trị tài sản của họ và làm thế nào để truyền lại cho thế hệ sau.

Nói chung, phạm vi quản lý tài chính của họ bao gồm:

Quyền sở hữu cổ phiếu, cổ phiếu, hợp đồng tương lai, bất động sản, vàng, đồ sưu tầm, trái khoản, quỹ tín thác, sản phẩm quản lý tài sản, tiền mặt, gửi ngân hàng… Càng những phương thức kể sau thì rủi ro lại càng thấp.

Người giàu quản lý tài chính như thế nào?
Về phương thức đảm bảo giá trị, phạm vi đầu tư của họ có thể chia làm hai loại:

 

1. Hiện vật

Nhà cửa, xe cộ, công ty, đầu tư vào công ty, cửa hàng…

 

2. Tài chính

Các quỹ khác nhau, sản phẩm quản lý tài sản, cổ phiếu, quỹ tín thác đầu tư bất động sản và mạng ngang hàng cũng thuộc vào loại này.

Tuy nhiên, bất kể thế nào, phương pháp đầu tư và quản lý tài chính của những người giàu có đã tiết lộ cho chúng ta một bí mật, đó chính là quản lý tài chính đa dạng.

Những người giàu có sẽ không bao giờ bỏ tất cả tiền của họ vào cùng một giỏ khi quản lý đầu tư tài chính, mà sẽ đầu tư ở nhiều phương diện. Đặc biệt chú trọng đến việc bảo quản tài sản và quản lý tài chính hợp lý.

Phần tiền này giống như nền móng của một ngôi nhà, chỉ khi đảm bảo được độ an toàn và ổn định của bộ phận này thì ngôi nhà mới có thể được xây cao và vững chắc hơn. Do đó, với những gia đình hoặc những người không giàu như chúng ta, khoản đầu tư tài chính này càng quan trọng hơn cả.

Người giàu quản lý tài chính như thế nào?

Người giàu quản lý tài chính như thế nào?

 

3. Vậy quản lý tài chính ổn định bao gồm những loại nào?

3.1. Sản phẩm quản lý tài sản

Chẳng hạn như gửi tiết kiệm định kỳ, chứng chỉ tiền gửi……

Đây đều là những sản phẩm tài chính có thời hạn khoảng 1-5 năm. Ưu điểm là đáng tin cậy, bảo mật cao lại không yêu cầu nhiều. Nếu có thu nhập ổn định, không phải tiêu nhiều tiền thì chỉ việc chờ đến ngày nhận tiền lãi. Tuy nhiên lãi suất ở phương pháp này lại không cao.

 

3.2.Quỹ tín thác

Trên thực tế, quỹ tín thác thiên về lĩnh vực thừa kế tài sản. Có thể hiểu là tiêu tiền để người khác giúp quản lý tài chính. Tuy nhiên cách này yêu cầu rất cao, không có vài chục tỷ thì cũng không cần nghĩ đến. Đối với người dân bình thường đây là phương pháp không cần thiết.

 

3.4. Bảo hiểm tài sản

Các bạn chắc chắn cũng không còn lạ lẫm với phương thức này.Bảo hiểm tài sản bao gồm bảo hiểm niên kim, bảo hiểm nhân thọ…… Nhiều ngân hàng cũng hợp tác với các công ty bảo hiểm để bán một số sản phẩm bảo hiểm quản lý tài sản.

Ưu điểm là rõ ràng minh bạch, bởi vốn đó là “bảo hiểm”. Do đó người gửi sẽ được bảo vệ bởi luật bảo hiểm và luật hợp đồng. Lãi suất ổn định, lợi nhuận cao nhất có thể lên tới 9.07%. Đó cũng chính là “bảo toàn giá trị, bảo toàn vốn và quản lý tài chính hợp lý” mà tôi đã nhấn mạnh ở trên.

Cũng có nghĩa là, qua 10-20 năm nữa, mức lãi suất vẫn cố định nguyên như vậy, dễ dàng giúp bạn bảo toàn giá trị tài sản của mình, chống lại sự trượt giá và lạm phát tiền tệ.

Hơn nữa, tùy vào những loại sản phẩm khác nhau sẽ có những công dụng khác nhau như quản lý tài chính, dưỡng lão, giáo dục……Quan trọng nhất đó là yêu cầu mức giá thấp, các mức đầu tư có thể từ vài triệu, vài chục hoặc vài trăm triệu. Bạn có thể dễ dàng căn cứ vào nhu cầu của bản thân để lên kế hoạch quản lý tài chính.

Người giàu quản lý tài chính như thế nào?

Hãy học cách quản lý tài chính dù bạn giàu hay nghèo

 

Quản lý tài chính không phân biệt hạng người và giai cấp. Những người giàu hơn có thể chọn nhiều sản phẩm tài chính hơn. Nhưng đối với những người không có nhiều tiền, việc lập kế hoạch tài chính lại càng cần thiết. Bạn nên cải thiện chỉ số thông minh tài chính FQ, tham gia quản lý tài sản để gia tăng giá trị tài sản của bản thân. Đó mới chính là cách quản lý tài sản thông minh của những người giàu có. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy đến để tìm tôi và được giải đáp nhé: https://wakeup.vn/r/g/edis