Vụ hôi của ở Đồng Nai và 3 dấu hiệu “khả nghi” về đòn PR cao thủ?

Tất cả sự việc xảy ra đều có liên quan đến hình ảnh của hãng bia Tiger. Chính vì vậy không ít người đã đặt ra câu hỏi: có hay chăng đây là một chiêu thức PR?

Sự cố “hôi bia” tại Biên Hòa vừa qua đã tạo ra làn sóng phẫn nộ, điều đáng nói là vấn đề người ta luôn nhắc tới là beer Tiger. Nhưng cuối cùng thì 1 chuyện xấu lại trở thành một công cự PR tốt cho 1 thương hiệu đẹp.

Có khá nhiều luồng thông tin xảy trong câu chuyện trên, theo 1 số người đây là chiêu PR của công ty beer trên.

1. Những bài báo tăng theo cấp số nhân

Không ai lạ gì với việc hôi của ở Việt Nam. Chắc hẳn mọi người không quên một vụ việc tương tự xảy ra cách đây không lâu khi 1 đàn ông bị rạch túi ở ngã tư và 50 triệu văng tung tóe ra đường. Khi vụ việc này diễn ra, rất nhiều người dân đã “tỏ lòng tốt” của mình ra “nhặt hộ” số tiền rơi. Kết quả là nạn nhân chỉ thu về được 18 triệu đồng.

	Cảnh người dân hôi của ngày 4/12

Cảnh người dân hôi của ngày 4/12

Và khi vụ việc này kết thúc, báo chí không khai thác gì nhiều về khía cạnh đạo đức con người. Còn ở trường hợp hôi của của người dân Biên Hòa, qua ngòi bút của báo chí ta thấy nó được đẩy lên đỉnh điểm.

Ban đầu chỉ là 1 vài bài báo đưa tin, phân tích, mổ xẻ vụ việc nhưng số lượng tăng dần theo cấp số nhân, liên tục những thông tin nóng hổi, những clip được đăng tải. Điều này dẫn đến một hoài nghi trong lòng độc giả, cho rằng đây chỉ là một chiêu trò PR sản phẩm của nhà sản xuất. Bởi lẽ, ai làm về maketting đều hiểu tính chất PR sản phẩm có trong mọi tình huống.

2.Tấm băng rôn… hoàn chỉnh

Sở dĩ coi đây là điểm nghi vấn vì từ trước tới nay không thiếu những trò hâm nóng sự kiện theo kiểu này. Nhìn vào tấm băng rôn trên mọi người thấy nó là 1 cách bày tỏ nỗi bức xúc tột cùng của người dân khi chững kiến cảnh hổi của trắng trợn như vậy.

Tuy nhiên, trong con mắt của một người làm maketting thì đây là 1 chiêu PR khá cao tay. Thế nhưng, nó vẫn bộc lộ ra những sở hở trong cách triển khai.

Vụ hôi của ở Đồng Nai và 3 dấu hiệu "khả nghi" về đòn PR cao thủ?

Tấm băng rôn: “Là dân Biên Hòa, là người Việt Nam, tôi thấy xấu hổ thay cho những ai đã “cướp vài lon bia” ở đây trưa ngày 4/12″ sử dụng câu từ khá mạnh dạn và gay gắt. Nhưng từ thực tế cho thất, không có mấy người tự nhiên dư tiền bạc và công sức để bỏ ra làm chuyện này. Chưa kể điểm nghi ngờ nhất là việc tấm băng rôn viết khá rõ ngày tháng và thời điểm xảy vụ việc: “trưa ngày 4/12”. Một người dân bình thường khó mà “bài bản” đến mức ấy. Chưa kể tấm ảnh chụp cùng băng rôn ấy hoàn toàn che mặt người đàn ông.

Và cũng theo báo chí đưa tin, ông này đã từ chối trả lời phỏng vấn và xuất hiện trên báo. Nếu là người dân bình thường, họ hông dại gì làm cái việc hứng lấy sự giận dữ của hàng trăm người khác tại giữa nơi đã xảy ra hôi của.

Dường như vụ việc đã được lên kế hoạch và chiến dịch rõ ràng với mục đích đẩy tấm bi kịch của người lái xe bị tai nạn, bị hôi của lên cao trào.

3. Nhiều trang PR nổi tiếng làm việc cật lực

Từ việc 1 số websiter nổi tiếng làm công cụ PR luôn cập nhật tin tức và tình hình từ vấn đề đền bù hợp đồng, gia đình tài xế… đủ thấy có rất nhiều nguồn tin nhằm cung cấp cho giới truyền thông.

Có 1 bộ phận seeding forum làm việc cật lực đẩy các bài viết về vụ việc để nó được lên top. Số lượng like “khủng” phản ảnh lên tất cả. Lượng like của vụ việc này cao ngang ngửa sự kiện Đại Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời.

Tất cả những sự việc xảy ra trên đều có liên quan đến hình ảnh của hãng bia Tiger. Chính vì vậy không ít người đã đặt ra câu hỏi: có hay không một chiêu thức PR của nhà hãng?

Nguồn: Soha.vn