PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO BỐI CẢNH VUCA

Khái niệm VUCA có thể còn khá mới với mọi người, nhưng đây là một khái niệm đã xuất hiện từ những năm 2008 – 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã một lần nữa đặt thế giới vào tình trạng VUCA.

1.Bối cảnh VUCA là gì?

VUCA là viết tắt của Volatility (biến động), Uncertainty (không chắc chắn), Complexity (phức tạp), Ambiguity (mơ hồ). Thuật ngữ này bắt nguồn từ Chiến tranh quân đội Hoa Kỳ và để mô tả bối cảnh xuất hiện sau chiến tranh lạnh. 

Trong chiến tranh, VUCA ám chỉ kinh doanh phải đối mặt với nhiều biến động, bất động, phức tạp và mơ hồ. Các nhà lãnh đạo không có sự lựa chọn khi đối mặt với VUCA, họ buộc phải dẫn dắt lãnh đạo hiệu quả giữa một bối cảnh hỗn loạn nếu không muốn trở thành nạn nhân của thế giới VUCA.

phong cách lãnh đạo trong bối cảnh VUCA

2. Đặc trưng của thế giới VUCA trong kinh doanh?

a. Sự biến động: Môi trường kinh doanh đang thay đổi chóng mặt, ở mọi lĩnh vực đều diễn ra sự thay đổi theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Môi trường đầy biến động này khiến nhà lãnh đạo không kịp tiếp nhận và nắm bắt thông tin.

b. Sự không chắc chắn: Do môi trường luôn biến động phức tạp, các doanh nghiệp rất khó dự đoán cho các khả năng xảy ra trong tương lai. Điều này dẫn đến sự không chắc chắn trong các quyết định của các nhà lãnh đạo.

c. Sự phức tạp: Sự lựa chọn tăng lên đáng kể, nhiều yếu tố liên quan tác động qua lại lẫn nhau một cách nhanh chóng, gây ra sự phức tạp, rối rắm trên thị trường.

d.  Sự mơ hồ: Người lãnh đạo mất dần sự kiểm soát với các điều kiện và yếu tố trong môi trường kinh doanh phức tạp, do đó mọi thứ dần trở nên mơ hồ.

Các doanh nghiệp Việt Nam thực chất luôn ở trong thế giới VUCA bởi môi trường làm ăn ở Việt Nam đầy những sự biến đổi khó đoán định đến từ những nhà làm luật trong nước và tác động mạnh từ nước láng giềng Trung Quốc. Theo đánh giá từ một vị CEO: “Một đất nước có hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa còn thị trường theo hướng tư bản thì bản thân nước đó đã có tính chất dễ biến đổi rồi”. Do đó, làm sao để đối mặt với thế giới VUCA là một vấn đề làm nhiều nhà lãnh đạo quan tâm.

phong cách lãnh đạo bối cảnh VUCA

3.  Năng lực cần có của người lãnh đạo bối cảnh VUCA

Đã đến lúc các nhà lãnh đạo kinh doanh đích thực trang bị cho mình những phương pháp và mô hình lãnh đạo mới. Dưới đây là một vài sự khác biệt về lãnh đạo trong thời đại VUCA:

a. Tầm nhìn

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay cần có khả năng nhìn xuyên qua những hỗn loạn để có tầm nhìn rõ ràng về tổ chức của mình. Họ phải xác định: nhiệm vụ, giá trị và chiến lược của công ty. Biết cách từ chối những xao nhãng xung quanh, tránh bị các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến việc thực thi sứ mệnh của mình. Một ví dụ như CEO  của Unilever – Paul Polman đã hoàn thành xuất sắc việc giữ công ty tập trung vào tính bền vững.

b. Hiểu biết 

Bên cạnh tầm nhìn sáng suốt, các nhà lãnh đạo cần có hiểu biết sâu sắc về các khả năng và chiến lược của tổ chức, để có thể chiếm ưu thế bằng cách phát huy điểm mạnh và giảm thiểu điểm yếu trong bối cảnh môi trường thay đổi nhanh chóng.

Nếu nhà lãnh đạo chỉ lắng nghe các thông tin một chiều hoặc các ý kiến đồng thuận thì sẽ mang đến rủi ro lớn. Thay vào đó, lãnh đạo cần tiếp cận nguồn thông tin đa chiều và đầy đủ bằng cách tiếp cận, tương tác trực tiếp với các khách hàng mục tiêu và nhân viên, để đảm bảo rằng có thể bám sát những thay đổi của thị trường, những cửa hàng bán lẻ, nhà máy, trung tâm đổi mới, phòng nghiên cứu, hoặc đơn giản là đi dạo xung quanh văn phòng và trò chuyện với mọi người cũng là điều cần thiết. 

phong cách lãnh đạo bối cảnh VUCA

phong cách lãnh đạo bối cảnh VUCA

c. Can đảm 

Hơn bao giờ hết, đây là lúc các nhà lãnh đạo cần sự can đảm để đối diện với những thử thách và đưa ra các quyết định táo bạo đầy rủi ro, thậm chí kết cục thường là thất bại. Nhưng dù vậy, lãnh đạo cũng không được nhụt chí mà quay lại cách quản lý truyền thống để tránh né sự chỉ trích và không dám mạo hiểm. Trên thực tế, khi đó rủi ro lớn nhất của họ là không có can đảm để tạo ra những động thái táo bạo. Thời đại này thuộc về người sẵn sàng phá vỡ giới hạn, chứ không phải những ai nhút nhát.

d. Khả năng thích ứng 

Nếu hỏi khi nào nhà lãnh đạo cần trau dồi khả năng thích ứng linh hoạt thì câu trả lời chính là ngay bây giờ!

Các kế hoạch dài hạn thường bị lỗi thời ngay lúc chúng được phê duyệt. Do đó, các chiến thuật linh hoạt là điều cần thiết để thích nghi nhanh chóng với thời thế nhưng vẫn bám sát được chiến lược. Đây không phải là lúc để tiếp tục các kỹ thuật tài chính rất phổ biến trong thập kỷ qua. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo cần nhiều kế hoạch dự phòng trong khi vẫn giữ các bảng cân đối kế toán vững chắc để đối phó với các sự kiện không lường trước được.

Trong thế giới biến động, nếu các nhà lãnh đạo có thể giữ tập trung vào nhiệm vụ, giá trị và có can đảm để triển khai các chiến lược đầy thử thách dựa trên nền tảng thấu hiểu thế mạnh của tổ chức sẽ là người chiến thắng. Những ai xa rời các giá trị cốt lõi hoặc tự khóa mình vào vùng an toàn và không chịu linh hoạt thích ứng sẽ trở thành những người rời cuộc chơi.