Đây là những điều tiếp theo làm nên “cái” chết của một chiến dịch quảng cáo
6. Không chủ động khuyến khích khách hàng
Đây là một công việc khó khăn và cần phải suy nghĩ nhiều để có thể đưa ra bất kì sự khuyến khích nào có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Phải vạch ra được tiến trình mua hàng của khách hàng và từ đó nhận diện tất cả các rào cản bán hàng. Phải nghĩ điều gì mà bạn có thể làm trong từng giai đoạn để tạo sự dễ dàng cho khách hàng tiến hành bước kế tiếp.
Trong quảng cáo, bạn không chú trọng những lời khuyến khích hay làm khách hàng tò mò, vì bạn tin rằng họ sẽ tự tìm đến khi họ muốn? Nếu suy nghĩ này còn tồn tại thì bạn đang “giết” sản phẩm của mình mà không hề hay biết.
Không chủ động khuyến khích khách hàng dễ gây nên một thị trường chết với chính mặt hàng bạn đang đưa ra. Nếu không sử dụng những câu từ “call to action”, khách hàng sẽ quên bạn ngay sau vài phút đọc mẫu quảng cáo. Ví dụ như: “Nếu bạn mua máy mp3 ở đây, bạn sẽ mua được máy nghe nhạc tốt nhất” sẽ không hấp dẫn bằng “Hãy “rinh chiếc Mp3” tại đây, bạn sẽ có một sản phẩm và chế độ bảo hành tuyệt vời”.
Những câu kêu gọi này luôn mang mang sức hút như những câu thần chú, khiến khách hàng muốn mua sản sản phẩm của bạn hơn. Chẳng hạn như “nhanh tay lên, số lượng có hạn, chỉ còn, ưu tiên…) rất nhiều những từ ngữ tương tự, bạn có thể sử dụng từng kiểu câu từ để phù hợp với thứ bạn muốn bán.
-
Không lường trước ngân sách
Khi kinh tế trở nên khó khăn, người mua có thể đang phải đắn đo rất nhiều khi quyết định mua một thứ gì đó. Vì thế, các Marketer bắt đầu hao tốn thời gian để nghĩ ra cách khuyến khích từ đó động viên khách hàng mua hàng. Tuy nhiên lại có nhiều chiến dịch quảng cáo mà không quan tâm ngân sách, bạn sẽ tự đưa mình vào đường cùng, nhất là lúc làm quảng cáo.
Mặt khác, bạn cũng có thể mất đi những cơ hội quảng cáo đáng đồng tiền bát gạo. Nếu ngân sách hạn hẹp, chẳng hạn như thay vì quay TVC, bạn có thể chuyển qua báo điện tử hoặc báo giấy. Phải tính toán chi tiết kế hoạch quảng cáo của bạn đến từng xu nhỏ. Hãy hạch toán thật kỹ để phù hợp với tài chính doanh nghiệp khi sản xuất quảng cáo, chọn kênh truyền thông, số lần xuất hiện… sao cho chiến dịch quảng cáo của bạn đạt hiệu quả cao nhất.
Bất kì sự “khuyến khích khách hàng” nào cũng đều tiêu tốn cái gì đó của công ty, do đó phải chắc rằng bất kì cái gì mà bạn làm để khuyến khích đều phải nhắm đến khách hàng mục tiêu để đảm bảo bạn nằm trong bước kế tiếp trong tiến trình mua của họ.
-
“Hà tiện” trong chiến dịch quảng cáo của mình.
Việc phải lương ngân sách trong marketing và tiết kiệm nó là một điều nên làm, nhưng hà tiện thì là một sự thất bại. Một doanh nghiệp chưa khiến cho sản phẩm mình bùng nổ ra thị trường ngoài việc sản phẩm yếu kém về mặt chất lượng, thì còn là không chú trọng cho marketing.
Ví dụ: Một tờ báo nhỏ ra giá quảng cáo rẻ hơn so với tờ báo lớn và bạn lập tức mua của rẻ mà quên chú ý tỷ lệ người xem, trong khi sản phẩm của bạn chỉ cần bỏ một số tiền trên tờ báo có nhiều khách hàng mục tiêu hơn bạn lại bỏ qua. Vậy, hiệu quả đầu tư có như mong đợi? Điều đó chỉ làm tiền mất tật mang mà thôi.
Hoặc một bản TVC chiếu lúc 2 giờ sáng sẽ rẻ hơn nhiều so với những khung giờ vàng khác. Nhưng thử nghĩ xem, bao nhiêu người thức xem truyền hình và quảng cáo của bạn lúc 2 giờ sáng? Trừ phi sản phẩm của bạn quảng cáo để phù hợp với những “ông bạn” đang xem World Cup lúc này.
Vì vậy đừng nghĩ rằng “tiết kiệm” này là thông minh, nó làm cho chiến dịch quảng cáo của bạn dễ thụt lùi và fail rất nhanh chóng. Hãy khôn ngoan trong cách chọn mục tiêu và công cụ quảng cáo của mình, chọn lựa kĩ càng và thật chính xác. Marketer luôn được xem là những kẻ sáng tạo và hào phóng, vì vậy hãy biến sản phẩm của bạn như chính tính cách được thể hiện trong công việc của mình.
-
Xem khách hàng ai cũng như ai
Có vẻ như việc làm cho khách hàng trở thành vị thượng đế khiến nhiều người lầm tưởng rằng phải để cho “ai cũng như ai” mà quên đi khách hàng mục tiêu của mình, đó là sai lầm trong chiến dịch quảng cáo của bạn. Không phải như vậy, nếu bạn không muốn khách hàng của mình bị bão hòa, hãy chọn lọc kĩ càng đâu là “những vị khách tiềm năng” và họ mới chính là những người bạn biến thành thượng đế. Nếu “vơ đũa cả nắm” thì chỉ khiến công ty bạn tốn thêm kinh phí mà thôi.
Nhiều doanh nghiệp đã bị mất đi một phần doanh thu lớn vì nhầm đối tượng khách hàng mục tiêu vì quảng bá tràn lan. Việc này cũng giống như việc bạn đem tiền đi làm từ thiện vậy, ai bạn cũng đem cho một ít nhưng những người thực sự nghèo khó thì chưa đến tay họ bạn đã hết tiền. Cuối cùng bạn chẳng thu lại được gì, và việc bạn cho đi cũng chẳng còn giá trị.
Điều tuyệt vời nhất chính là để cho khách hàng thấy rằng mình được nâng niu và chiều chuộng và khiến họ nghĩ chỉ có bạn mới “đối xử với họ như vậy”, điều đó mới khiến họ mua hàng của bạn. Nó được xem như kế hoạch tạo dựng “khách hàng mục tiêu dài hạn” trong một vùng công chúng tiềm năng, với các mặt hàng lo sẽ khan hiếm khách hàng về mặt lâu dài. Nếu doanh nghiệp của bạn đang bán một loại sản phẩm, dịch vụ mà có thể được ít sử dụng hơn các mặt hàng khác bạn có thể khai thác vấn đề này.
-
Chuyển tải sai thông điệp trong chiến dịch quảng cáo
Còn gì sai lầm hơn khi người bán sản phẩm lại đi truyền tải thông điệp sai về sản phẩm của mình. Có thể vấn đề này ít xảy ra hơn so với những thứ khác nhưng nó lại gây ra tai hại nhất về mặt hình ảnh của sản phẩm. Đôi khi nó làm cho khách hàng nghĩ rằng chúng ta “treo đầu dê và bán thịt chó”.
Vì vậy, nhiệm vụ của người truyền đạt là cố gắng bảo đảm thông điệp đơn giản, rõ ràng, lý thú và lặp lại nhiều lần để truyền đạt những điểm chính đến công chúng.
Là một người điều hành, quản lý hay marketer thực hiện chiến dịch quảng cáo của công ty mình, hãy tỉnh táo và lựa chọn đúng phương pháp, công cụ , kênh truyền tải, kinh phí và nhân lực… một cách cẩn thận nhất, sao cho không mắc phải những sai lầm ở trên nếu bạn thật sự muốn doanh nghiệp mình tiến xa hơn nữa.