Mr Why chia sẻ chiến lược kinh doanh cho người mới bắt đầu

Từ đầu năm 2015 đến nay, số lượng doanh nghiệp thành lập mới khoảng 68.000 doanh nghiệp, trong khi đó số lượng doanh nghiệp giải thể cũng lên tới 48.000 doanh nghiệp. Trong số, 48.000 giải thể có đến 94% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Con số này cho thấy để bắt đầu một công việc kinh doanh không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.

Không dễ khi bắt đầu một công việc kinh doanh và bạn chẳng thể thành công nếu trông chờ phép màu. Một kế hoạch thực hiện rõ ràng, các chiến lược kinh doanh khả thi sẽ là bước đầu giúp bạn đến với thành công.

Tôi từng thất bại với 5 mô hình kinh doanh, thậm chí từng rơi vào cảnh nợ nần. Nhưng tôi đã vượt qua được những khó khăn đó và có được thành công như ngày hôm nay, là bởi vì:

Tôi bắt đầu kiếm tiền từ năm 18 tuổi và trải qua nhiều nghề khác nhau. Đến năm 24, 25 tuổi, tự thấy mình làm cũng giỏi, cũng kiếm được một số tiền, nhưng vẫn thấy có cái gì đó gò bó, không được tự do cho lắm về mặt thời gian và thu nhập. Đến năm 25 tuổi, tôi quyết định là phải làm cái gì đó mới, mang tính sáng tạo, tính đột phá. Từ đó tôi bắt đầu từ bỏ những công việc như đi làm thêm ngày 8 tiếng và bắt đầu thử nghiệm với một số công việc kinh doanh bên ngoài.

bat-dau-kinh-doanh-rieng

Khó khăn khi đó rất nhiều: Kỹ năng, kiến thức thiếu. Trong khi đó, ở trường người ta chỉ dạy tôi kiến thức cơ bản về kế toán và kiểm toán. Nói chung họ dạy mình làm sao trở thành nhân viên kế toán cho tốt. Không ai dạy mình phải làm kinh doanh thế nào cả. Nên tôi mới bắt đầu việc kinh doanh khoảng 6 đến 9 tháng là đã bắt đầu thấy mệt mỏi lắm rồi, thất bại be bét rồi. Nhưng có một điều, không biết do tôi rèn luyện hay tính cách, nhưng có lẽ nó đến từ việc tôi rất hiếu thắng.

Chẳng hạn nếu có một việc mà tôi không làm được, phải dừng lại, hoặc cảm thấy cam chịu, cảm thấy thất bại, bước lùi, thì tôi có cảm giác rất khó chịu. Hình như tính hiếu thắng đó nó giúp tôi không dừng lại, tiếp tục đi, tiếp tục giải pháp: Đi đường vòng, đi thẳng, suy nghĩ tích cực hơn. Đó là điều khiến tôi không dừng lại, mặc dù khi đó tôi không thực sự rạch ròi được điều đó là tích cực hay tiêu cực. Nên theo tôi, hiếu thắng trong nhiều trường hợp là tốt, những nhiều trường hợp lại không tốt. Nên các bạn không nên học hỏi điều này một cách máy móc, toàn bộ.

Ngoài ra còn một việc nữa là sự chấp nhận sự thay đổi liên tục, liên tục và liên tục. Tôi có một quan điểm cá nhân thôi, là không nên mắc cùng một sai lầm hai lần. Nếu mình đã thất bại một mô hình kinh doanh theo hướng này, thì mình cố gắng đừng lặp lại nó thêm một lần nào nữa. Việc này, nói thì đơn giản, nhưng không nhiều người làm được.

Tôi ví dụ: Một người gặp mưa, họ không mang áo mưa và phải mua một chiếc áo mưa khác, điều này khiến họ bực bội vì sự không cẩn thận chu đáo của mình. Nhưng một thời gian sau đó, họ lại gặp tình huống tương tự và lại mua một cái áo mưa mới. Tức là họ không có một chiến lược gì cả, đặc biệt là các bạn trẻ. Làm sao để không lặp lại nó lần thứ hai, đó là cái khó. Nhưng may mắn là ta có tư duy đó. Có hai thứ, đó là tính hiếu thắng và khả năng thay đổi liên tục, chính là hai yếu tố tạo nên thành công của tôi.

Mr Why chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh cho người mới bắt đầu

Với một số người, thất bại một lần đã nản lắm rồi, muốn bỏ cuộc rồi. Thất bại hai lần càng mỏi mệt và muốn từ bỏ. Nhưng tôi có một suy nghĩ đơn giản là: Tại sao người ta làm được mà mình không làm được. Nếu người ta làm được, thì phải có giải pháp gì đó chứ. Cái mình thiếu chỉ là không biết người ta đã làm như thế nào thôi. Vì vậy phải đi tìm cách mà người ta đã làm. Và có được thành công bước đầu cho đến nay không phải đến từ việc tôi tự suy nghĩ và tìm ra giải pháp.

Chỉ duy nhất một thái độ tốt, đó là vẫn còn cái gì đó tốt hơn để mình tìm kiếm. Và thành công ban đầu có kiến thức từ những người thầy uyên bác trên thế giới. Ta học từ họ. Nhưng rõ ràng, để làm được điều đó, trước hết ta phải cởi mở học hỏi, áp dụng tiếp thu những kiến thức, nền tảng, chiến lươc kinh doanh mới, áp dụng nó. Tóm lại là phải chịu khó học hỏi.

Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, với những ai khởi nghiệp kinh doanh, thì việc trang bị kiến thức cần thiết là điều tất yếu.

Mr Why Phạm Ngọc Anh