Làm thế nào để hóa giải mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên?

Mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên là vấn đề mà tại bất kỳ công ty nào chúng ta cũng đều gặp phải. Nếu bạn biết chắc chắn sếp của mình có sự nhầm lẫn nào đó nhưng vẫn cố chấp thuận nghe theo quan điểm của sếp thì có thể công việc của mình sẽ không được trôi chảy. Nhưng nếu đấu tranh đến cùng thì liệu bạn có kết quả nào tốt hơn ngoài việc sếp nổi cơn thịnh nộ? Vậy làm thế nào để hóa giải mâu thuẫn này một cách êm đẹp nhất? Các bạn hãy tham khảo những lưu ý sau khi thuyết phục sếp nhé!

Đưa ra những lập luận có căn cứ

Nếu bạn biết chắc rằng sếp của mình đang có những sự hiểu sai về vấn đề thì hãy chuẩn bị những lý do, lập luận và bằng chứng xác đáng để chứng minh cho sếp thấy rằng sếp không nên làm như vậy. Phê bình thì dễ nhưng phê bình có cơ sở mới là điều khó. Đặc biệt là với sếp của bạn, dù sao họ cũng là cấp trên, là người có năng lực và kinh nghiệm làm việc tốt, và tốt hơn bạn. Vậy nên để chỉ ra lỗi sai và thuyết phục một người như vậy, bạn không thể chỉ nói miệng không được mà còn cần có những lập luận, bằng chứng rõ rang.

Khéo léo và kín đáo

Là một người nhân viên biết giữ thể diện và uy tín cho lãnh đạo thì bạn nên giải quyết mâu thuẫn bằng cách gặp riêng sếp để trình bày, giải thích thay vì mang chúng ra nói trước nhiều nhân viên hay phòng ban khác.

Bạn cũng không nên làm to chuyện ngay trong phòng làm việc của sếp. Bạn có thể đề xuất hẹn gặp nói chuyện riêng với sếp ở một không gian kín đáo, nói chuyện trực tiếp 1:1. Nhiều người chọn phương án viết email cho sếp để giải thích nhưng đó cũng chưa phải là phương án tốt nhất bởi nhiều thứ không diễn tả được hết qua email dễ dẫn đến hiểu nhầm.

Đề xuất phương án của mình với sếp

Sau khi khéo léo chỉ ra các điểm chưa được trong phương án của sếp thì bạn có thể đề xuất phương án của bạn tới sếp. Nếu bạn tự tin rằng phương án của mình khả thi và mang lại hiệu quả tốt thì bạn hãy gửi cho sếp một kế hoạch hành động cụ thể với một mục tiêu rõ rang. Việc làm này sẽ thuyết phục hơn nhiều so với việc bạn chỉ nói dăm ba câu chung chung về hướng giải quyết của mình.

Bạn cũng cần lưu ý không phải lúc nào bạn cũng cứ tranh luận lên với sếp, phản đối lại ý kiến của sếp, bạn chỉ nên tranh luận với sếp khi bạn biết chắc rằng mình đúng hoặc bạn nắm chắc rằng phương án của bạn đưa ra là hiệu quả hơn. Nếu thường xuyên có những bất đồng như vậy, đặc biệt lại để ảnh hưởng đến các bộ phận, phòng ban khác thì sẽ làm ảnh hưởng tới vai trò của bạn trong công ty.

Bạn cũng không nên quá thất vọng nếu sếp của mình không chịu thay đổi quan điểm cho dù bạn đã hết lòng thuyết phục. Việc bạn lên tiếng như vậy cũng đã là một sự thành công, một sự cố gắng bởi suy cho cùng bạn làm điều này cũng vì tốt cho công ty và để cho sếp biết rằng, bạn quan tâm đến sự phát triển của công ty.

 

Theo dõi thêm các bài viết hay về phát triển bản thân, bán hàng, kinh doanh, …

từ Mr. Why tại các kênh:

Fanpage: https://www.facebook.com/phamngocanhask/

Youtube: https://tinyurl.com/pnachannel

Website: https://phamngocanh.com/