99% thất bại, tại sao vẫn nên khởi nghiệp? (P2)

Nhiều doanh nhân nổi tiếng từng nói rằng trong số 100 người khởi nghiệp chỉ có 1 người thành công. Nhưng đó không phải là lý do khiến bạn từ bỏ ước mơ xây dựng sự nghiệp của riêng mình. Tiếp theo bài viết “99% thất bại, tại sao vẫn nên khởi nghiệp phần 1”, sau đây mời các bạn tiếp tục khám phá những động lực giúp bạn đam mê khởi nghiệp.

25. Không điều gì có thể bắt bạn dừng lại. Điều gì có thể ngăn cản bạn trở thành một doanh nhân? Dĩ nhiên là có những rủi ro nhất định nhưng chẳng điều gì có thể ép bạn không chấp nhận mạo hiểm.

26. Tham gia hoạt động cộng đồng. Tích cực tham gia các hoạt động ở khu phố bạn sống hay các cộng đồng khác ở trong thành phố. Điều này sẽ mang lại nhiều điều thú vị và tích cực đấy.

27. Thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp của bạn. Đưa ngành kinh doanh của bạn lên tầm cao mới bằng các ý tưởng và cải tiến.

28. Tìm một người cố vấn. Khởi nghiệp là cơ hội giúp bạn gặp những người cố vấn có nhiều kinh nghiệm và học hỏi từ họ.

29. Tự trở thành một người cố vấn. Bạn có thể sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của bạn để tư vấn cho người khác. Điều này đáng để bạn suy nghĩ đấy chứ?

30. Học hỏi các kỹ năng mới. Phát triển doanh nghiệp của bạn ở những lĩnh vực mới.

rao_vat_meoluoi_5116189

31. Tham dự các lớp học và các hội thảo kinh tế mới. Luôn trong trạng thái “nâng cấp” bản thân và mài dũa các kỹ năng đã có.

32. Có một văn phòng lớn. Nếu bạn muốn có một văn phòng lớn hơn bây giờ thì bạn hoàn toàn có thể đạt được.

33. Làm việc bất cứ đâu. Làm việc ở công ty, ở nhà hay thậm chí là ở bãi biển, bất cứ đâu bạn chọn.

34. Có thể lựa chọn kinh doanh đa ngành. Hãy thử kinh doanh cái mới khi bạn đã hoàn thành cái cũ.

35. Có thêm kinh nghiệm làm kinh doanh. Trở thành một doanh nhân là cách chuyên nghiệp nhất để trở thành chuyên gia kinh doanh.

36. Được biết đến. Đây là cơ hội để bạn bắt đầu gây dựng tên tuổi và danh tiếng cho bản thân.

37. Làm việc nhanh hơn. Hãy mang đến cho bản thân một mức hiệu quả cao khi làm việc.

38. Xây dựng thương hiệu hiệu cá nhân. Dành thời gian để phát triển thương hiệu của bản thân và gắn liền nó với doanh nghiệp của bạn.

39. Sáng tạo hơn nữa. Bạn có thể tự tạo ra các cơ hội và các giải pháp cho bản thân.

40. Tạo cảm hứng cho người khác. Hãy là một tấm gương và hình mẫu thành công tạo cảm hứng cho người khác theo đuổi giấc mơ của họ.

plant in hands

41. Giảm sự đi lại. Bạn có thể tìm một văn phòng gần nhà để làm trụ sở chính

42. Có công việc ổn định. Tự xây dựng công ty của mình và bạn sẽ không phải lo lắng về việc thuyên chuyển hay sa thải.

43. Tìm kiếm niềm kiêu hãnh. Hãy cho mình sự tự hào và kiêu hãnh khi làm việc ở bất cứ đâu.

44. Thực hiện giấc mơ. Bạn đã bao giờ có một ước mơ mãnh liệt về thành công? Cơ hội luôn trong tầm tay của bạn.

45. Học cách chấp nhận thất bại. Ngay cả khi bạn thất bại, bạn vẫn sẽ bước đi tiếp với nhiều kỹ năng mới và kinh nghiệm mới mà bạn chưa hề có trước đó.

46. Có một câu chuyện tuyệt vời. Cứ khởi nghiệp đi, dù thành công hay thất bại thì bạn cũng sẽ có một câu chuyện hay ho để kể cho con cháu bạn sau này.

47. Để lại thừa kế cho con cháu. Có thể hơi xa vời nhưng rất nhiều doanh nhân đã thành công và để lại sự nghiệp cho con cháu của mình.

48. Thay đổi thế giới. Có thể là một mục tiêu quá to lớn và quá vĩ mô đối với bạn trong giây phút này, nhưng doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có khả năng làm điều đó.

49. Các nguồn lực phong phú.Với sự phổ biến của Internet, việc tìm kiếm các nguồn lực như vốn khởi nghiệp, các khoản tín dụng… hay thậm chí là một nhà tư vấn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Theo Entrepreneur.com

Chuyên gia Huấn luyện và Đào tạo – Phạm Ngọc Anh

cover khoa NGLG cuoi cung-01