Các cặp vợ chồng mới cưới: Làm sao để không cãi nhau chuyện tiền bạc?

Gửi các cặp vợ chồng mới cưới: Hôn nhân chính là một “sợi dây cố định” mà hai vợ chồng luôn phải gìn giữ nó một cách thật dịu dàng và khéo léo. Khi hai người đã về chung một nhà, cuộc sống sẽ rất khác so với thời gian các bạn còn đang hẹn hò. Bên cạnh việc dung hòa quan điểm ở các đề tài quan trọng như con cái, chính trị, tôn giáo,… thì tài chính cũng là vấn đề mà bạn và nửa kia cần thẳng thắn chia sẻ và cùng nhau thống nhất. 

Hầu hết những cãi vã xảy ra trong hôn nhân đều xuất phát từ tiền. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cuộc cãi vã hàng tuần về chi tiêu là nguyên nhân của 30% trường hợp ly thân, ly dị. 

Các cặp vợ chồng mới cưới: Làm sao để không cãi nhau chuyện tiền bạc

 

Trong bài viết này, từ kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn chia sẻ với các bạn về bí quyết để làm sao không cãi nhau chuyện tiền bạc dù cuộc hôn nhân của bạn đang ở giai đoạn mới chớm hay đã từ lâu.

 

1. Lý do bởi đâu mà vợ chồng mâu thuẫn?

Theo quan sát của tôi, phần lớn vợ chồng trẻ mâu thuẫn vì:

– Thói quen xài tiền khác nhau: Một người dè sẻn, một người chi tiêu phóng khoáng; hoặc người quan tâm đến đầu tư, người không.

– Nhập nhằng “tiền anh, tiền em, tiền chúng ta”: Thiếu minh bạch hoặc phân chia quá sòng phẳng.

– Né tránh chia sẻ: Không ít người xem tiền bạc là chủ đề nhạy cảm, từ đó không dám trao đổi khúc mắc với đối phương hay có mục tiêu chung để phấn đấu.

Mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng có 2 nguyên tắc chung để các thành viên trong nhà giải quyết bất đồng tài chính. Đó là sự giao tiếp và thỏa hiệp.

 

2. Làm sao để không cãi nhau chuyện tiền bạc?

Có một thực tế được khẳng định là “tiền không mua được hạnh phúc”, dù trong hôn nhân, tiền đóng vai trò khá quan trọng. Nhiều cặp đôi vì những mâu thuẫn xuất phát từ tiền bạc mà cãi vã, khổ sở rồi đến một ngày không chịu được sẽ đi tới ly hôn. Thế nhưng, nhiều tiền cũng không đảm bảo cho một cuộc hôn nhân được dài lâu vĩnh cửu. Bằng chứng là có không ít cuộc hôn nhân của các cặp đôi tỷ phú, tiền không thiếu nhưng rồi vẫn chia tay trong bất hòa. 

Vậy điều gì mới thực sự quan trọng để giữ gìn hạnh phúc hôn nhân?

2.1. Trò chuyện thấu hiểu lẫn nhau

​​Tất cả mối quan hệ đều cần sự thấu hiểu, không riêng gì vợ chồng hay bạn trai, bạn gái.

Hàng tháng hoặc quý, các bạn hãy dành một thời gian nhất định để lên kế hoạch tài chính cùng nhau. Đôi khi, cả hai đơn thuần chia sẻ các vấn đề và mong muốn của mình.

Hãy chọn thời điểm vui vẻ, ít căng thẳng để nói về tiền bạc. Không nhất thiết mọi vấn đề phải được giải quyết ngay, quan trọng là cả hai góp ý với thái độ tôn trọng, tránh tổn thương lẫn nhau.

Khi thực hành thường xuyên, sự minh bạch này tạo niềm tin tuyệt đối và giúp các đôi gắn kết hơn.

 

2.2. Luôn luôn là “chúng ta”

Khi đã sống cùng nhau, thay vì cứ “anh”, “em” thì bạn nên đổi thành “chúng ta”. Bởi lúc này bạn không sống cho mỗi bạn nữa mà đã bao gồm cả phần của người kia. Cụ thể, thay vì quan tâm “sao em xài phung phí thế?”, bạn có thể điều chỉnh góc nhìn thành “làm thế nào để chúng ta tiết kiệm hơn?”

Với các đôi nóng tính và dễ xảy ra tranh cãi, đây là cách hiệu quả để hai bạn không chỉ trích nhau và cùng tìm giải pháp.

Bên cạnh việc có tài khoản riêng để chi trả những sở thích và nhu cầu cá nhân, bạn nên thiết lập tài khoản gia đình để chi tiêu sinh hoạt chung. Nếu bạn và người kia đã ở cùng một thời gian đủ để hiểu nhau, quỹ chung có thể giản lược, không nhất thiết gia đình phải tính toán chi li. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, phương pháp này hỗ trợ chúng ta làm quen việc san sẻ cùng người khác.

 

2.3. Tìm điểm chung trong bất đồng

Trong quá trình chung sống, bạn và đối phương chắc chắn không thể tránh khỏi những tình huống ngoài kế hoạch và những giây phút quan điểm không trùng nhau. Những lúc như thế này, việc duy nhất hai bạn cần làm đó là hi sinh và hạ cái tôi của bản thân xuống.

“Thống nhất những điều không đồng tình” là cụm từ tôi nghĩ phù hợp để nói trong trường hợp này. Luôn luôn có cách để hai quan điểm trái chiều gặp nhau, miễn là đôi bên đủ kiên nhẫn và mong muốn giải quyết ổn thỏa.

Chấp nhận hy sinh để hỗ trợ nhau đạt mục tiêu riêng và hướng đến mục tiêu chung là điều tôi nghĩ bạn và đối phương nên làm.

Ví dụ, phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời điểm của từng gia đình, người nam có thể đi làm để giữ thu nhập ổn định, giúp người nữ theo đuổi đam mê và ngược lại. Hoặc để giảm chi phí, chồng hạn chế ăn ngoài với đồng nghiệp, còn vợ giảm tần suất mua sắm.

> Đọc thêm: Cha mẹ thông thái không chỉ dạy con lễ độ mà còn trau dồi cho cho con kỹ năng sống: Dạy trẻ chuyện tiền bạc không bao giờ là quá sớm!

 

3. Thấu hiểu những vấn đề khác ngoài tài chính

Các cặp vợ chồng mới cưới: Làm sao để không cãi nhau chuyện tiền bạc

 

Bên cạnh tiền bạc, tôi cho rằng có vài điều sau đây bạn và đối phương nên hiểu và có thể làm vì nhau:

3.1. Tôn trọng lẫn nhau

Trong thế giới hôn nhân, có một điều không thể thiếu đi đó là sự tôn trọng. Không phải vì đã lấy nhau mà bạn cho phép mình hời hợt, vô tư trong cách giao tiếp. “Cảm ơn”, “anh sai rồi”, “em có thể giúp anh”,… là những câu nói khiến người bạn đời cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, được tôn trọng.

 

3.2. Cùng nhau giải quyết khó khăn

Hôn nhân chính là việc thực hiện một cuộc “sáp nhập”. Đó không chỉ là việc đóng góp tài sản mà còn là chấp nhận và cùng bạn đời giải quyết những khó khăn chung. Đừng coi vấn đề của vợ/ chồng là chuyện riêng mà họ phải tự thu xếp, hãy gộp nó thành vấn đề chung mà cả hai cần giải quyết.

3.3. Cùng nhau làm những điều mới mẻ

Hôn nhân bình bình, đạm đạm từ ngày này sang ngày khác có thể khiến người trong cuộc cảm thấy nhạt nhẽo, nhàm chán. Vậy nên, hãy cùng nhau làm những điều mới mẻ để hâm nóng tình cảm cũng là cách bảo vệ hạnh phúc gia đình.

 

3.4. Trải nghiệm sở thích cùng nhau

Tìm một sở thích nào đó mà bạn và đối phương cùng có chung như: xem phim, nấu ăn, tập thể thao… và thực hiện nó cùng nhau. Điều này sẽ giúp tình cảm hai người gắn kết hơn.

 

3.5. Tạo tiếng cười mọi lúc mọi nơi

Tiếng cười được ví như “liều thuốc” giúp sửa chữa mọi sai lầm. Nếu chẳng may đối phương hay chính bạn làm sai một điều gì đó, một nụ cười sẽ tốt hơn là sự cáu giận. Hãy nghĩ, đó là chuyện bình thường, không phải ngày tận thế. 

 

4. Những câu hỏi về tài chính quan trọng khi sống chung

Hỗ trợ nhau về tiền bạc chính là biểu hiện của sự quan tâm. Thay vì chỉ chi tiêu cho mỗi bản thân thì mối bận tâm của chúng ta giờ đã lớn hơn, được gọi là “gia đình”. Dưới đây là 10 câu hỏi để các cặp đôi có thể trả lời cùng nhau giúp các bạn thêm phần thấu hiểu:

  1. Anh/em nghĩ thế nào về việc cho ba mẹ, họ hàng mượn tiền khi cần?
  2. Anh/em đã dành dụm được bao nhiêu tiền và nợ bao nhiêu vào lúc này?
  3. Anh/em thích đầu tư sinh lời cao hay tích lũy an toàn, ổn định?
  4. Anh/em là người tiết kiệm hay thích tự thưởng bản thân? Trong khuôn khổ tài chính cho phép, chúng ta làm thế nào để vừa dung hòa niềm vui của cả hai, vừa xài tiền thông minh?
  5. Anh/em nghĩ thế nào nếu cả hai cùng quản lý tài chính? Với mục tiêu chung đề ra, mỗi bên nên đóng góp như thế nào?
  6. Anh/em có ngân sách chi tiêu cá nhân không? Chúng ta có thể chia sẻ với nhau được không?
  7. Nếu một trong hai người mất việc hay muốn nghỉ làm 1-2 năm cho dự định riêng, người còn lại có sẵn lòng hỗ trợ?
  8. Các hóa đơn hàng tháng sẽ được trả như thế nào? Ai là người trả?
  9. Mơ ước của hai người là gì, và tài chính đóng vai trò gì trong việc chinh phục ước mơ?
  10. Trong trường hợp chúng ta có con, quỹ chung dành cho con được thực hiện như thế nào?

Các cặp vợ chồng mới cưới: Làm sao để không cãi nhau chuyện tiền bạc

 

Tôi cho rằng việc quản lý tài chính giữa các cặp vợ chồng không hề khó, quan trọng là hai người phải biết đồng cảm và chia sẻ thẳng thắn với nhau, có vậy mọi thứ mới trở nên dễ thở hơn, hôn nhân cũng bởi vậy mà được “giữ lửa” lâu dài.

 

Nếu bạn không muốn tìm hiểu thêm về quản lý tài chính cá nhân, quản lý tài chính vợ chồng, muốn có thêm lời khuyên về cuộc hôn nhân đang có, làm sao để có thể hoà hợp với bạn đời thì khóa học Wake Up Online – Bứt tốc thành công, đột phá thu nhập tháng 10 này của tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

Tôi phải khẳng định một điều: Đây là một khoá học rất đáng tiền. Tôi có thể nói rằng Wake Up là một khoản đầu tư mà số vốn bạn bỏ ra thì ít nhưng thu về cực kỳ nhiều lời. Kiến thức có tại khoá học không chỉ giúp đỡ bạn trong ngắn hạn mà còn là cả chặng đường đời về sau. Hãy tới và chúng ta gặp nhau, bạn nhé!