Bài học từ những chiến dịch Marketing sáng tạo ( phần 1)

Với chiến dịch marketing sáng tạo và cùng với việc cải tiến và gia tăng chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp luôn cố gắng để nói với cộng đồng về sản phẩm của họ. Chỉ một vài doanh nghiệp làm được điều này, họ đã khiến toàn bộ khách hàng cũng như các đối thủ phải tròn mắt nể phục bởi các ý tưởng xuất sắc

Đừng ngạc nhiên khi những sản phẩm của các chiến dịch dưới đây  không đao to búa lớn gì, mà chúng chỉ là những sản phẩm tiêu dùng bình dân rất bình thường trong cuộc sống. Trong bài viết này tôi sẽ không cung cấp cho bạn giá trị hay một lý thuyết nào xa lạ, tôi dùng chính những phương pháp kinh doanh bạn vẫn nhìn thấy hàng ngày và chia sẻ quan điểm của tôi để bạn có thể  ứng dụng gần hơn nữa với sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Chiến dịch Marketing sáng tạo  của OMO – một hãng bột giặt quá đỗi quen thuộc.

Không chỉ là hàng tiêu dùng giá cả bình dân mà ngay cả những gia đình siêu điều kiện họ vẫn dùng loại bột giặt này và trở thành khách hàng ruột của OMO. Thành công của OMO chính là đưa ra một loại sản phẩm mà có thể tiếp cận được nhiều đối tượng công chúng, không bỏ phí bất cứ một cơ hội sản phẩm đến tay người tiêu dùng nào. Bạn thấy đấy, xã hội càng hiện đại, người giàu và kẻ nghèo luôn có một  sự phân biệt đẳng cấp rõ rệt. Những người có tiền họ luôn muốn sử những sản phẩm tốt nhất, những sản phẩm mà không phải ai cũng có thể mua được. Vậy mà, chỉ với là sản phẩm tiêu dùng, OMO định vị được hình ảnh của mình trong mọi đối tượng khách hàng, rất ít sản phẩm tiêu dùng khác làm được như thế.

Bạn có thắc mắc tại sao OMO lại thành công đến như vậy?

Chúng ta không bàn đến quy mô do là “đứa con cưng” của Unilever, không bàn về chiến thuật giá cả… mà trước khi vào thì trường mới như Việt Nam, mà OMO đã khiến các hãng bột giặt khác phải toát mồ hôi vì những chiêu marketing tuyệt tời. Hãy thử nhìn vào cách mà sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Đầu tiên bạn phải nhận thấy, các chiến dịch marketing của OMO tung ra rất nhiều chương trình TVC quảng cáo nào mà không hề ra rả nhắc đến sản phẩm của mình trong toàn bộ thời gian phát sóng như sản phẩm của tôi tốt nhất, sản phẩm của tôi tuyệt vời nhất. Mà tất cả đều kể cho khách hàng một câu chuyện, một câu chuyện ý nghĩa, có cả những câu chuyện lấy đi giọt nước mắt của khách hàng.

Chẳng hạn như TVC  “OMO TẾT 2016 – Xuân xum họp, Tết trọn yêu thương”, kể về một người con xa quê, người cha sống một mình và càng trở nên già yếu. Khi Xuân đến người con gái mới trở về mang theo đứa con bé bỏng của mình về ăn tết. Mặc dù ông cụ đã rất yếu và khó khăn trong việc đi lại, nhưng niềm vui vỡ òa khi nhìn thấy đứa cháu bé bỏng của mình, ông cụ quên hết mọi đau yếu và cùng cháu chơi đùa mọi thứ chỉ để cháu có một cái Tết vui vẻ, ngay cả khi đứa bé đòi ra vườn chơi trò nặn đất. Hình ảnh lấm lem trên quần áo của hai ông cháu được OMO xen vào rất khéo léo với những nụ cười hạnh phúc của cả gia đình và sự liên tưởng về tuổi thơ giữa người cha và con khiến cô đã khóc. Câu nói của cô con gái “ Nếu vui chơi lấm bẩn mang vui tươi về bên ba mẹ, tết này cứ tha hồ lấm bẩn” đã rất thành công trong thông điệp của OMO trong dịp tết. Trong 1 phút 33 giây quảng cáo, chỉ đúng một câu duy nhất phần cuối cũng OMO nhắc đến tên mình và mang theo lời mời đầy thiện chí “ cùng omo vui bước đường về, mang mùa xuân về bên ba mẹ”, một câu giới thiệu sản phẩm rõ ràng, không phô trương, mang đầy ý nghĩa về mặt cảm xúc.

Chiến dịch marketing sáng tạo cực kỳ của OMO

Từ những lần ra chiến dịch đầu tiên cho tới bây giờ của OMO đã đưa ra hàng loạt chương trình hướng đến mục tiêu nhất quán: tổ chức các chương trình hướng về cộng đồng như  “OMO áo trắng ngời sáng tương lai”, chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết…  Điển hình là chiến dịch “Tết làm điều phúc sung túc cả năm” – một thành công ngoài sức mong đợi của OMO – đã giành giải thưởng Asian Marketing Effectiveness Awards 2007. Đây là một điều rất cần thiết với việc tạo hiệu ứng thương hiệu với khách hàng, việc lặp đi lặp lại hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng là điều rất nên làm.

Không chỉ là một clip quảng cáo, những clip của OMO đã lấy được rất nhiều thiện cảm của khách hàng, những vấn đề tưởng chừng như rất nhỏ nhưng mang một ý nghĩa lớn trong xã hội như  chăm sóc cha mẹ, giáo dục con cái, hay giúp đỡ nhưng người xung quanh… đi cùng với rất nhiều thông điệp hay cho mỗi chiến dịch. Bạn có thể tìm thấy những nội dung này trong một vài TVC khác của hãng.

OMO đã thể hiện được một phần lớn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình gắn liền với sản phẩm trong mắt người tiêu dùng, chúng ta chưa nói về khía cạnh marketing, bạn có nhận thấy rằng nếu tiếp xúc với cùng một loại sản phẩm nhưng những sản phẩm mang thông điệp ý nghĩa bạn sẽ cảm thấy yêu mến hơn không?

Những chia sẻ này, không được nhìn nhận bởi cái nhìn chủ quan, mà được đánh giá qua tính phổ cập và nổi tiếng của thương hiệu. Tần suất bán ra và doanh số của sản phẩm của OMO khẳng định được điều này khi liên tục chiếm lĩnh phần lớn thị trường bán lẻ ở Việt Nam mặc dù đắt hơn các sản phẩm cùng loại.

Kinh nghiệm chiến dịch marketing sáng tạo của những thương hiệu của những kẻ đi trước này, sẽ giúp bạn có một cái nhìn mới hơn trong việc tiếp cận sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Câu chuyện của OMO được đưa ra, để bạn thấy rằng, chưa hẳn tất cả công chúng bao gồm những khách hàng của OMO hiểu được mục đích quảng bá sản phẩm của họ, nhưng chắc chắn một điều một hình ảnh đẹp sẽ tạo ra một thương hiệu đẹp. Trước khi chúng ta “thôi miên” khách hàng để họ sử dụng sản phẩm của mình thường xuyên, bạn phải khiến họ yêu thích sản phẩm của mình trước đã. Bạn muốn sản phẩm của mình giá bao nhiêu, phân phối như thế nào, bán với số lượng lớn hay hạn chế thì chắc chắn điều đầu tiên bạn phải xác định rõ ràng khách hàng có cần sản phẩm của bạn và nó có thể thay thế các sản phẩm cùng loại khác hay không.

Chiêu thức này cũng được rất nhiều các sản phẩm của các doanh nghiệp thương hiệu khác ứng dụng và cũng rất hiệu quả. Bởi quan trọng chính là cách họ biến những thứ mà khách cần và yêu mến lại nằm trong chính sản phẩm của mình. Nếu bạn để hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp rời xa xu thế của người tiêu dùng, thì bạn có đổ bao nhiêu kinh phí và sức lực đi nữa mọi thứ cũng trở nên vô nghĩa.

Đây là điều căn bản nhất khi làm Marketing, bạn hãy suy nghĩ thật nghiêm túc về điều này. Hãy nhìn vào doanh nghiệp của mình, khách hàng đã yêu quý doanh nghiệp của bạn hay chưa?

Chuyên gia cố vấn cho các doanh nghiệp

Phạm Ngọc Anh.