7 kiểu người sớm bị đào thải ở bất cứ đâu: Không có kiến thức và kỹ năng, ta chẳng thể ứng phó với cuộc đời.

Trong thời đại hiện nay, dù là bất kỳ ai cũng phải không ngừng phấn đấu, trau dồi kỹ năng nếu không thì rất dễ bị đào thải.

Cuộc sống hiện đại luôn thay đổi từng ngày, sự cạnh tranh cũng vì thế mà càng gay gắt. Muốn dựa vào vốn kiến thức ít ỏi cóp nhặt từ trường học thì cả đời là điều không thể. Những người không thể thích nghi với sự vận động không ngừng của cuộc sống, trước sau gì cũng bị đào thải. Nếu ta không biết phấn đấu, rèn luyện kỹ năng thì dù có bục mặt cả đời đi làm vẫn chẳng thể đổi đời. Dưới đây là 7 kiểu người dễ bị đào thảo dù là ở bất cứ đâu:

  1. Người lạc hậu

Trong thời đại 4.0 phát triển không ngừng, việc nắm bắt xu thế là vô cùng cần thiết. Chỉ với lượng kiến thức ít ỏi học ở trường lớp, ta sẽ chẳng thế “ứng phó” được cả đời. “Học cả đời” có thể hiểu là ta học từ khi bắt đầu bi bô tập nói đến khi nghỉ hưu. Ngày nay, việc học là từ khi ta nằm trong nôi đến khi ta “nằm xuống”.

Tất nhiên, điều này cũng không phải quá khó khăn khi thông tin và tri thức có ở khắp mọi nơi, việc tiếp cận và học hỏi đã dễ dàng hơn rất nhiều. Đừng để bản thân là người lạc hậu, hãy tìm kiếm và trang bị thêm cho bản thân những tri thức mới.

  1. Người chỉ có một kỹ năng đơn lẻ

Có một thực tế là giờ đây doanh nghiệp đòi hỏi nhân viên của họ phải là những người “đa zi năng”. Nếu ta chỉ giỏi 1 thứ duy nhất, điều đó không có gì là sai chỉ là ta khó thăng tiến sau này.

Nếu chỉ biết làm một công việc nhất định, khi đổi sang một cương vị khác thì ta không phải một người dễ dàng hòa nhập hay linh hoạt trong những môi trường làm việc khác nhau, thì thực sự sẽ rất khó khăn trong việc doanh nghiệp sẽ giữ chân ta lại.

  1. Người có EQ thấp

Chỉ số IQ thể hiện năng lực, kỹ năng làm việc còn chỉ số EQ thể hiện cách cư xử với người khác. Trong xã hội hiện nay, chúng ta không chỉ cần những người biết làm việc mà còn phải biết “đối nhân xử thế”. Nếu như trước kia, các doanh nghiệp chỉ dựa vào chỉ số IQ để tuyển dụng thì giờ đây EQ cũng là một chỉ số họ rất quan tâm.

Người có chỉ số EQ cao sẽ biết cách ăn nói đúng mực, làm việc thỏa đáng, sáng tạo, nhanh nhẹn và nhiều người yêu mến. Người có chỉ số EQ thấp, thường khiến cho mọi người xung quanh khó chịu hay phiền lòng từ câu nói cho đến cách làm việc, cách hành xử của họ.

  1. Người dễ bị tổn thương tâm lý

Do cuộc sống thay đổi quá nhanh, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn số lượng những người bị rối loạn tâm lý ngày càng nhiều hơn. Đây là điều rất khó tránh khỏi, bởi không phải ai cũng ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần. Chỉ đến khi bản thân đã quá căng thằng và mệt mỏi thậm chí là trầm cảm, kiệt sức đến không thể làm việc được nữa thì họ mới phát hiện ra.

Vì thế điều quan trọng là chúng ta phải chú ý tới sức khỏe tinh thần của bản thân. Đừng để bản thân bị chèn ép, hãy cố gắng nói lên ý kiến của mình, cố gắng “chống chọi”, chịu áp lực và tìm cách thích nghi với môi trường. Nếu không thể, ta hoàn toàn có thể lựa chọn rời xa môi trường độc hại và chuyển tới môi trường khác.

  1. Người thiển cận

Có câu nói rằng: “Bạn có thể nhìn xa bao nhiêu thì bạn có thể đi xa bấy nhiêu”. Một tổ chức muốn phát triển cần phải có kế hoạch và hành động rõ ràng, tương tự mỗi cá nhân cũng phải có mục tiêu thực tế. Người biết trù tính, lên kế hoạch cho công việc không nhất định sẽ thành công, nhưng người không biết lên kế hoạch cho chính công việc của bản thân thì rất khó để làm nên chuyện lớn.

  1. Người chậm chạp

Nếu ta không phản ứng nhanh nhẹn, thích nghi với môi trường thì rất dễ bị ì ạch, trì trệ. Khi xưa, chốn công sở thường là nơi “cá lớn nuốt cá bé” nhưng ngày nay đã thành “cá nhanh nuốt cá chậm”. Một người có tư duy không nhanh nhẹn, phản ứng không nhanh nhạy, bảo thủ không chịu thay đổi thì sớm muộn gì cũng bị đào thải.

  1. Người chỉ làm việc đơn độc

Hiện tại, vai trò cá nhân ngày càng giảm đi, còn vai trò của nhóm, tập thể ngày càng được quan tâm. Muốn hoàn thành một hạng mục, dự án nào đó thì không thể chỉ dựa vào một cá nhân mà cần phải có sự hợp tác của một tập thể, tổ chức.

Hãy nhớ rằng, muốn đi nhanh thì hãy chọn đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Nếu ta không hoàn nhập được với tập thể, tổ chức của mình, rất có khả năng ta sẽ bị “ra rìa”, bị bỏ lại phía sau.