6 sai lầm cách quản lý tiền cần tránh ở người 30 tuổi

Dùng tiền tiết kiệm vô tội vạ, không lên kế hoạch cách quản lý tiền trong thời gian dài hạn, không mua những bảo hiểm cần thiết… sẽ bất lợi cho người trong độ tuổi này.

Bước vào tuổi 30, cuộc sống của bạn đã bắt đầu ổn định. Thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc trách nghiệm tài chính cũng tăng lên từng ngày. Nếu biết quyết định và hành động khôn ngoan, bạn sẽ tạo được nền móng tài chính vững chắc cho tương lai. Sau đây là những lỗi cách quản lý tiền phổ biến nhất mà những người ở độ tuổi này nên tránh.

1. Sử dụng tiền tiết kiệm vô tội vạ

Nếu có một tài khoản tiết kiệm và cả lương hưu nữa, bạn sẽ có một cuộc sống đảm bảo trong tương lai. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa xác định được mục đích rõ ràng về cách quản lý tiền, thì đây là lúc bạn ngẫm nghĩ về điều này.

Bạn sẽ dùng nó trong trường hợp khẩn cấp, đi nghỉ dưỡng, du lịch? Hay tất cả những việc trên?  Nếu chi tới nửa số tiền tiết kiệm cho việc vui chơi, thì số còn lại có đủ cho những tình huống nguy cấp bất ngờ xảy đến hay không? Vì thế, bây giờ là lúc bạn nên cân nhắc lập những tài khoản khác nhau cho những mục đích khác nhau, hoặc chia riêng bao nhiêu tiền tiết kiệm sẽ được dành cho hoạt động nào.

2. Không lên kế hoạch quản lý tiền trong thời gian dài hạn

Người ta thường nói: “Hãy sống như thể không có ngày mai”. Tuy nhiên, họ đã quên mất rằng ngày mai là lúc chúng ta phải thanh toán các hóa đơn của hôm nay.

Hãy nhìn vào các khoản chi phí trong dài hạn và chọn ra điều gì cần phải chú ý trong 3, 5 hay thậm chí 10 năm tới. Nếu bạn có một ngôi nhà, hãy tính xem khi nào cần thay mái mới, sửa chữa nhà bếp hay chuẩn bị học phí đại học cho con cái.

không nên kế hoạch cách quản lý tiền

Đừng để những chi phí này làm chúng ta ngạc nhiên. Và càng không nên động đến khoản tiền khẩn cấp khi còn có thể tránh được. Hãy bắt đầu lập kế hoạch cách quản lý tiền ở tuổi 30 cho các khoản chi lớn trong tương lai.

3. Không đánh giá đúng nhu cầu nhà cửa

Tuổi 30 là thời điểm tốt để đánh giá tình trạng nhà cửa hiện tại có phù hợp với nhu cầu trong dài hạn của bạn hay không. Nếu bạn vẫn chưa mua nhà, và đang cân nhắc tậu một căn, thì hãy thành thật với bản thân rằng bạn thật sự mong đợi gì ở ngôi nhà đó, và mua nhà có phù hợp với phong cách sống của mình hay không.

Có nhà riêng không đồng nghĩa với việc bạn có một cuộc sống hoàn hảo. Tuy nhiên, với nhiều người thì đây một lựa chọn tuyệt vời. Khi bạn lên ngân sách, cách quản lý tiền cho việc mua nhà, đừng quên tính toán các khoản chi phí đi kèm như tiền bảo trì, sửa chữa định kỳ, tiền sắm sửa vật dụng cần thiết trong từng phòng,…

Còn nếu không thích tiết kiệm 5.000 – 10.000 USD để thay mái, và quá mệt mỏi vì các chi phí phát sinh, hoăc bạn là người thích di chuyển, thuê một căn nhà cũng là một ý tưởng không tồi. Hoặc nếu bạn cảm thấy căn nhà quá lớn hoặc quá nhỏ, 30 tuổi là thời điểm rất dễ dàng để thay đổi.

4. Không điều chỉnh kế hoạch tiết kiệm lương hưu

Có nhiều lý do khiến chúng ta phải xem lại kế hoạch tích lũy tiền khi về hưu. Ban đầu, có thể bạn chỉ tính các khoản chi phí trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khi giá cả đang ngày một leo thang, thu nhập được cải thiện, bạn cũng nên tăng số tiền tiết kiệm hàng kỳ để đảm bảo cuộc sống về sau đó là cách giúp bạn quản lý tiền hiệu quả.

5. Không mua đủ những bảo hiểm cần thiết

Bảo hiểm tốt cũng quan trọng không kém cách quản lý tiền hoặc lên kế hoạch tài chính cho tuổi già. Bạn đã có bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm nhà ở chưa? Bạn có sẵn sàng chi một khoản lớn để thanh toán viện phí hay sửa chữa đồ đạc, mà đáng lẽ ra có thể tiết kiệm không? Hãy tới các công ty bảo hiểm để tìm hiểu và chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với nhu cầu bản thân.

Theo BI

cover khoa NGLG cuoi cung-01

Nhận thông tin và bài viết về động lực sống mỗi ngày từ Ngọc Anh