5 dấu hiệu nhận diện một người nghèo “kiết xác”

Nhiều người đổ lỗi cho sự kém may mắn, do số phận. Tuy nhiên, nguồn gốc của sự nghèo khó không hẳn do ngoại cảnh, mà xuất phát từ chính bản thân người đó.

Và trên thực tế, có 4 đặc điểm khá giống nhau ở những người “mãi không khá nổi”.

#1 LƯỜI

Lười ở đây không hẳn là lười lao động, mà còn là lười thay đổi, lười vận động, lười tham vọng.

Nếu một người nghèo khó, làm một công việc thu nhập thấp chẳng đủ ăn tiêu, nhưng ngày ngày tháng tháng vẫn tiếp tục công việc đó mà không nghĩ cách làm thế nào để có được công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, thì đó cũng là một kiểu lười: lười học hỏi để có thêm kiến thức, năng lực, lười phấn đấu để đạt vị trí cao hơn, lười thay đổi vì sợ khó, sợ vất vả.

Bên cạnh đó, có những người lười lao động, dựa vào gia đình, cha mẹ giống như cây tầm gửi để tồn tại. Người Anh từng đưa ra định nghĩa NEET (Not in Education, Employment, or Training) – một từ viết tắt để chỉ nhóm người không có học vấn, không nghề nghiệp, hay không được đào tạo.

Họ không đóng góp sức lao động cho xã hội mà tách ra khỏi sự cạnh tranh xã hội, không có thu nhập kinh tế, hoàn toàn “ký sinh” vào gia đình. Những người như vậy không thể nào có một cuộc sống độc lập, chủ động, mà mãi mãi dựa vào người khác để qua ngày. Sự lười biếng này khiến họ mãi mãi là thành phần ký sinh, nghèo khó trong xã hội.

#2 KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC TIỀN

Sự thật rằng: Nếu bạn không quản lý tiền bạc, bạn sẽ không bao giờ có thể chủ động tài chính.

Bạn có khả năng kiếm nhiều tiền nhưng chưa chắc bạn đã giữ được tiền. Vậy nên, dù kiếm được số lượng tiền tương đương với số tiền của người giàu nhưng bạn vẫn là kẻ nghèo nếu bạn đang sử dụng tiền một cách hoang phí và không có kế hoạch.

Tôi biết đây cũng là tình trạng mà nhiều người gặp phải, kiếm bao nhiêu cũng không đủ vì đã tiêu xài hết. Nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách lập kế hoạch tài chính trong đó xây dựng các khoản đầu tư thông minh đem lại lợi nhuận cao.

Biết cách quản lý tiền nong không phải là tài năng thiên bẩm sinh ra đã có mà bạn phải học. Sau khi ý thức và làm chủ được dòng tiền, bạn sẽ hiểu cảm giác tự do tài chính thực sự là gì ? Và khi ấy bạn mới biết được rằng những thoả mãn trong ngắn hạn do chi tiêu đem lại chỉ là cảm xúc diễn ra tại một thời điểm hữu hạn mà không duy trì được lâu dài khi tiền trong túi dần dần cạn kiệt.

#3 KHÔNG NHIỆT HUYẾT, KHÔNG NIỀM TIN

Có câu: “Sự phá sản tệ hại nhất của một người là đánh mất nhiệt huyết, niềm tin của mình”. Người xưa có câu: “Nhân sinh bất như ý, sự thập chi bát cửu”, hàm ý là cuộc sống con người đa phần là không như ý, chỉ một vài phần trăm là như toại nguyện mà thôi. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Có người chỉ nhìn vào phần “không như ý” đó để chán nản, than phiền, bực bội, rồi mãi mãi chìm đắm trong cơn thất vọng. Thậm chí họ đánh mất cả niềm tin, mơ ước, tự mình đi vào ngõ cụt.

Người càng nghèo, tâm lý càng kém tự tin, nhiệt huyết, tại sao lại như vậy? Chính là bởi lòng dạ chỉ nhìn vào cái kém của mình mà không có nghị lực nhìn xa, càng tụt dốc thì càng chán ghét, bực bội.

#4 HAM RẺ

Đương nhiên tham rẻ là điều rất tự nhiên với mỗi người, nhưng thực tế, càng nghèo người ta lại càng ham rẻ. Và rồi, ham rẻ đôi khi lại đồng nghĩa với “được nhỏ mà mất to”. Càng không có năng lực, người ta lại chỉ nhìn ngắn hạn, tham cái lợi trước mắt, quên giá trị lâu dài.

Bởi thế, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo được định rõ qua câu nói: “Người nghèo tham hiện tại, người giàu muốn tương lai”. Nói cách khác, khoảng cách giữa giàu – nghèo thực chất nằm ở chính tầm nhìn của người đó mà thôi.

#5 NGHĨ MÌNH BIẾT MỌI THỨ

Kiến thức là vô hạn. Ở mỗi người khác nhau với lối tư duy khác nhau, trải nghiệm khác nhau lại cho ta thêm kiến thức mới về cuộc sống và kinh doanh. Nhưng thật đáng buồn rằng người nghèo lại không nhận ra được điểm thú vị này mà chỉ những người giàu nhận thức được nên họ đã giàu lại càng giàu thêm.

Một người có xu hướng khép kín đôi tai và chặn đứng lời khuyên, chia sẻ thật lòng từ người khác bằng câu nói “Tôi biết rồi” thì sẽ không bao giờ có cơ hội sở hữu một bộ não phát triển. Họ sẽ chỉ quẩn quanh trong lối tư duy cũ rích, chủ quan của mình, do đó, khó có thể mở lòng đón nhận những điều mới mẻ từ những người xung quanh.

Đối với những người như vậy, tôi cho rằng tỷ lệ thành công bằng 0. Bởi người giàu là người luôn tích cực học hỏi và phát triển, họ cho rằng cơ hội xuất hiện mọi nơi, nên họ luôn trân quý những người họ gặp và những thông tin được tiếp nhận hàng ngày dù cho kiến thức đó là mới hay cũ.

Thế nên, người giàu càng giàu, người nghèo cứ mãi khó khăn, cũng có lý do của nó.