8. Bắt đầu từ những việc nhỏ
Bắt đầu với những mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn bớt lo lắng. Giả sử, bạn đặt mục tiêu ngày đầu tiên phải gọi được 20 khách hàng. Rất có quyết tâm nhưng đây là mục tiêu không dễ thực hiện. Do đó, bạn sẽ ngại ngùng không làm, hoặc làm dở dang và rồi tâm trạng bạn bị chùng xuống, vì không đạt mục tiêu.
Hãy bắt đầu với 2, rồi 5, rồi 7… sự tự tin của bạn sẽ được tăng thêm hằng ngày và đến lúc nào đó số lượng đối với bạn không thành vấn đề. Bất cứ khi nào bạn muốn tạo ra một thói quen mới, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và gắn bó với nó qua thời gian đầu khó khăn cho đến khi nó trở thành thói quen.
9. Nghỉ giữa giờ
5-10 phút nghỉ giữa giờ sẽ giúp bạn “sạc” lại năng lượng. Hãy nhớ lịch học ngày xưa, sau mỗi tiết học bạn đều được nghỉ ngơi một chút trước khi vào tiết học tiếp theo. Đây là một phương pháp quản lý thời gian hiệu quả và khoa học mà bạn nên áp dụng vào công việc. Hãy nghỉ ngơi 5 phút sau 45 hoặc 60 phút làm việc. Lúc đầu chưa quen, hãy để chuông báo.
10. Lên kế hoạch cho những lúc rảnh
Thời gian rảnh không tự xuất hiện. Bạn cần lên kế hoạch cho nó. Bạn có thể rảnh rỗi vào thời điểm nào, nên làm gì, với ai. Cụ thế hóa những việc nhỏ này giúp bạn không bị cuốn và công việc hay những việc mà bạn không thích làm, hoặc tệ hơn là rảnh rỗi mà không tận hưởng được gì cả. Bạn càng hạnh phúc vui vẻ thì làm việc càng có hiệu quả.
11. Dành thời gian cho những người mà bạn yêu mến
Nghĩ về những người bạn gặp gần đây. Ai khiến bạn hào hứng, vui vẻ, tràn đầy năng lượng? Ai khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn? Hãy dành thời gian cho họ. Họ chính là những người cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Đừng phí thời giờ với những mối quan hệ hời hợt.
12. Dùng đầu để nghĩ, không phải để nhớ
Đừng trói buộc tâm trí bạn với việc phải nhớ một danh sách dài những việc cần làm. Hãy viết ra mọi thứ và sau đó tập trung vào việc suy nghĩ làm thế nào để sắp xếp mọi thứ khoa học hơn, đối xử với mọi người tử tế hơn, làm việc hiệu quả hơn. Giấy, bút và máy tính được chế tạo để hỗ trợ bạn. Hãy sử dụng nó.
13. Để ý đến sức khỏe
Uống nhiều nước, đi bộ nhiều hơn ngồi xe, leo cầu thang nhiều hơn dùng thang máy là những việc cực kỳ đơn giản nhưng lại giúp bạn cải thiện sức khỏe đáng kể. Ngủ sớm, dậy sớm, hạn chế thuốc lá, bia rượu, nước ngọt, thức ăn nhanh là những việc tiếp theo bạn có thể làm để tỉnh táo và khỏe mạnh hơn.
14. Đừng tiếc nuối
Ngay cả siêu nhân cũng không thể thực hiện mọi thứ một cách hoàn hảo. Sai lầm và khiếm khuyết là phần tất yếu của cuộc sống và công việc. Vì vậy, thay vì mất thì giờ chìm đắm trong cảm giác tiếc nuối và tội lỗi, thì bạn nên tập trung năng lượng và sự tỉnh táo để rút kinh nghiệm từ những việc đã qua và chuẩn bị cho những nhiệm vụ kế tiếp.
15. Tiếp sức bằng những thành công nhỏ
Thay đổi lúc nào cũng khó khăn. Thói quen cũng không dễ hình thành. Nếu bạn muốn học một kỹ năng mới, đừng kỳ vọng mình ngay lập tức sẽ đạt “đẳng cấp thế giới”.
Mục tiêu càng lớn, đường đến càng dài. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu vừa phải, kiên trì theo đuổi nó. Khi bạn đạt được những cột mốc thành công nhất định, bạn sẽ có cơ hội nhìn lại, đánh giá lại những gì mình đã làm và mục tiêu của bạn sẽ trở thành hiện thực một ngày không xa.
Nguồn Doanhnhansaigon