Học cách tư duy triệu phú

Bạn có nên học cách tư duy triệu phú của những người giàu không?

Tại sao rất nhiều người trong số chúng ta dành thời gian để phàn nàn về việc phải làm việc vất vả thế nào để có thu nhập, trong khi những người giàu có dường như kiếm được tiền rất dễ dàng. Hay tại sao lương của chúng ta không tăng lên, trong khi giá cả ngày càng đắt đỏ?

Thay vì hỏi tại sao cuộc sống của chúng ta lại như vậy, bạn hãy học hỏi bí quyết tư duy triệu phú qua 17 điều dưới đây mà tác giả T. Harv Eker gọi là 17 tư duy triệu phú nhé:

1. Người giàu tin: “Tôi tạo ra cuộc đời tôi”. Người nghèo tin: “Cuộc sống toàn những điều bất ngờ xảy ra với tôi”

Giàu có, Hạnh phúc, Khỏe mạnh là kết quả từ một chuỗi các hành động từ quá khứ đến hiện tại của chính bản thân bạn. Hãy chịu trách nhiệm 100% với mọi thứ bạn đã, đang có ở hiện tại. Không có gì gọi là “số phận được sắp đặt” cả.

2. Người giàu tham gia cuộc chơi tiền bạc để chiến thắng. Người nghèo tham gia để không bị thua.

Đừng bao giờ thỏa thuận với sự Trung bình trong mọi thứ bạn muốn đạt được trong cuộc đời. Hãy chơi để thắng và thắng rực rỡ. Đừng đặt mục tiêu “có thu nhập ổn định” suốt cuộc đời.

3. Người giàu quyết tâm làm giàu. Người nghèo muốn trở nên giàu có.

Không khó để bạn có thể học được những chiến lược làm giàu đơn giản ở khắp mọi nơi từ trải nghiệm của những tư duy triệu phú. Sự khác biệt là bạn có QUYẾT TÂM theo đuổi chiến lược đó đến cùng hay không. Khi quyết tâm, bạn sẽ hành động.

bí quyết tư duy triệu phú 1

4. Người giàu suy nghĩ lớn còn Người nghèo suy nghĩ nhỏ

Bạn biết đấy, mọi thứ trong cuộc sống đều là năng lượng.

Với những suy nghĩ lớn lao, tầm nhìn xa rộng bạn mới nhận được năng lượng mạnh mẽ từ vũ trụ để chiến đấu. Rủi ro nhất là khi bạn nghĩ lớn, khác người, sẽ có ai đó nói bạn “hâm – điên”. Xin chúc mừng, những người tư duy triệu phú trên thế giới này đều đã từng trải qua giống hệt bạn đấy. Nếu không có những suy nghĩ lớn và khác biệt như vậy thì thế giới này vẫn là thời đồ đá. Bạn hiểu ý tôi chứ?

5. Người giàu tập trung vào các cơ hội. Người nghèo tập trung vào những khó khăn

Về mặt nghệ thuật, luôn có nhiều góc nhìn cho mỗi ngôi nhà. Mọi thứ bạn gặp trong cuộc đời cũng vậy. Bạn có thể bực mình vì trời mưa bất chợt, những người nông dân lại mong nó bao ngày. Vì vậy, hãy luôn tìm đến các cơ hội, những điều tích cực với bạn, khi đó tâm trí bạn sẽ tự hỏi “làm thế nào để tôi có nó” và sự sáng tạo sẽ xuất hiện.

6. Người giàu ngưỡng mộ những người thành công. Người nghèo ghen tỵ với những người thành công.

hãy rèn luyện tư duy triệu phú mỗi ngày

7. Người giàu kết giao với những người thành công. Người nghèo hay giao lưu với những người tiêu cực.

bí mật tư duy triệu phú của người giàu

8. Người giàu tự tin ở bản thân và giá trị của họ. Người nghèo suy nghĩ tiêu cực về bán hàng và quảng bá.

Sự khiêm tốn thái quá sẽ giết chết bạn. Nếu bạn thực sự tuyệt vời, hãy cho cả thế giới biết điều đó. Tự hào về bản thân là liều thuốc bổ để bạn có thể hành động bất chấp mọi thách thức. Thế giới cần giá trị, tài năng của bạn. Nhưng bạn phải sẵn sàng mang đến thay vì chờ chúng tôi tìm đến bạn.

9. Người giàu đứng cao hơn những vấn đề của họ. Người nghèo đứng thấp hơn những vấn đề của họ.

Mọi người đều có nhiều vấn đề ở các cấp độ khác nhau. Hành trình làm giàu luôn là con đường nhiều chông gai và cạm bẫy. Bạn chỉ có 2 lựa chọn, hoặc né tránh hoặc tìm cách vượt qua. Vì vậy, hãy tập trung học hỏi những bí quyết tư duy triệu phú để phát triển bản thân thay vì tập trung vào vấn đề.

10. Người giàu biết đón nhận. Người nghèo không biết đón nhận. 

Từ giới hạn cho bản thân là một cái bẫy nguy hiểm ngăn cách bạn đến với sự giàu có. Nếu điều gì đó tuyệt vời đến với bạn: lời khen ngợi, tình yêu, hạnh phúc, tiền bạc,…. hãy đón nhận đầy hào hứng vì bạn xứng đáng với điều đó.

11. Người giàu muốn được trả công theo kết quả. Người nghèo muốn được trả công theo thời gian.

Người giàu tin tưởng vào bản thân và những giá trị của mình. Người nghèo thì không, đó là lý do họ cần có sự bảo đảm. Hãy luôn chọn được trả công theo kết quả hoặc 1 phần kết quả bạn đã tạo ra, đó là lợi nhuận, doanh thu, cổ phần,…

12. Người giàu suy nghĩ “cả hai”. Người nghèo suy nghĩ “Một trong hai”

Người giàu sống trong thế giới của sự sung túc. Ngược lại, người nghèo sống trong thế giới của sự giới hạn.

– Nếu tập trung làm giàu thì làm sao có được sức khỏe, tuổi thọ tốt?

– Kiếm tiền nhiều có thể đánh đổi cả hạnh phúc của mình?

-……..

Cứ như vậy, người nghèo loay hoay trong sự lựa chọn “hoặc – hoặc”. Còn người giàu tự hỏi: Tại sao lại cứ phải lựa chọn như vậy. Một chút suy nghĩ tích cực và sáng tạo hơn, họ luôn tìm giải pháp “có cả hai”.

13. Người giàu chú trọng vào tổng tài sản. Người nghèo chú trọng vào thu nhập từ việc làm.

Thước đo của sự giàu có là Tổng thu nhập chứ không phải thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu.

rèn luyện tư duy triệu phú mỗi ngày

14. Người giàu quản lý tiền của họ rất giỏi. Người nghèo không biết quản lý tiền của họ.

Chủ nhân hoặc nô lệ của tiền bạc, sự lựa chọn của bạn là gì?

Quản lý tiền bạc , thực sự sẽ tạo ra sự tự do cho bạn đến cuối đời. Hãy bắt đầu từ những số tiền nhỏ, bạn sẽ thấy một phép màu.

15. Người giàu bắt tiền phục vụ mình. Người nghèo làm việc vất vả để kiếm tiền.

Làm việc chăm chỉ là cực kỳ quan trọng. Nhưng nếu bạn không có chiến lược “ủy thác” thì bạn sẽ chết đúng nghĩa khi vẫn còn làm việc chăm chỉ. Hãy học cách “ủy thác” từng bước sự chăm chỉ của bạn cho “tên nô lệ” của cuộc đời bạn: TIỀN BẠC.

Hãy làm việc THÔNG MINH hơn thay vì chăm chỉ hơn.

16. Người giàu hành động bất chấp nỗi sợ hãi. Người nghèo để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.

các phương pháp rèn luyện tư duy triệu phú giúp bạn trở nên giàu có

17. Người giàu luôn học hỏi và phát triển. Người nghèo nghĩ họ đã biết tất cả.

Không phải người giàu sinh ra đã có “tư duy triệu phú” mà đây là quá trình học hỏi, lựa chọn cách suy nghĩ và hành động theo đó. Mọi kỹ năng chúng ta có được đến hiện tại đều thông qua học tập và rèn luyện. Người giàu luôn học hỏi và phát triển không ngừng từ chính cuộc sống của mình, từ trải nghiệm của người khác, từ sách vở, từ các khóa học,…

Nếu cuộc sống hiện tại chưa đạt được như ý muốn thì tôi cam đoan rằng: “Bạn đang thiếu một kiến thức, kỹ năng hoặc chiến lược nào đấy”. Hãy đi tìm kiến thức và học hỏi nó. Và đừng bao giờ Stop quá trình này.

Chuyên gia Huấn luyện và Đào tạo

Mr. Why – Phạm Ngọc Anh