“Chìa khóa” quản lý tiền bạc trong gia đình khéo léo

Một cuộc hôn nhân lâu dài luôn đi kèm với yếu tố tài chính.  Không phải là vấn đề bạn kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng, thu nhập tổng nhiều hay ít mà là sự điều phối cách quản lý tiền bạc sao cho linh hoạt để đảm bảo chi tiêu gia đình.

Tiền lại là một kiểu lý do khác ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của bạn rõ ràng nhất. Đa số các cặp đôi sẽ kết hôn khi tình hình tài chính đang trong trạng thái ổn định. Sự ổn định không có nghĩa là giàu có, nó chỉ là biểu hiện của việc hai bạn đều đang kiểm soát tốt vấn đề quản lý tiền bạc và đồng lòng với nhau về chuyện đó.

Thế nhưng sự ổn định không bất tử, và sau hôn nhân nó càng dễ biến mất bởi rất nhiều lý do khác nhau. Các chuyên gia tâm lý thường ví việc bạn bắt đầu xây dựng một tổ ấm cũng giống như vừa mở một doanh nghiệp. Nếu bạn nhận thức được xây dựng một kế hoạch chi thu rõ ràng, hợp lý, mọi người đều nắm rõ và có trách nhiệm thì rất tốt, nhưng không phải ai cũng làm được vậy.

cách quản lý tiền bạc cho các cặp vợ chồng mới cưới

Vì vậy để học cách quản lý tiền bạc trong gia đình hiệu quả sau đây là một vài lời khuyên dành cho bạn:

1. Rõ ràng về vấn đề tiền bạc

Hãy thảo luận với nhau những vấn đề liên quan đến cách quản lý tiền bạc và cởi mở với những phương án giải quyết khó khăn liên quan. Khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân, cả hai vợ chồng nên thống nhất các quy tắc tài chính chung và công khai khoản thu nhập cũng như chi tiêu cá nhân để có sự quan tâm, thông cảm và bình đẳng với nhau về tài chính. Rõ ràng vấn đề tài chính luôn là cách hạn chế được những xung đột không đáng giữa vợ chồng.

2. Theo dõi ngân sách

Việc theo dõi số tiền tiêu hàng ngày cũng quan trọng không kém việc thiết lập ngân sách. Nếu bạn không biết chính xác tiền tiêu mỗi ngày vào những khoản gì, cuối cùng bạn sẽ không kiểm soát được mức chi tiêu và phải “rút lõi” từ các khoản tiết kiệm cố định. Theo dõi được các khoản chi tiêu cũng giúp bạn nắm được tình hình tài chính hiện tại của gia đình và có những điều chỉnh cho hợp lý.

3. Quản lý tiền bạc một cách linh hoạt

Hãy linh hoạt thay đổi mức chi tiêu hàng tháng sao cho hợp lý với giá cả của nhu cầu trong gia đình. Sẽ có những khoản chi phát sinh không có dự tính trước, hay những chi tiêu cá nhân có sự thay đổi theo nhu cầu phù hợp. Không nên cứng nhắc cố định một khoản chi tiêu của gia đình hàng tháng.

4. Trả các khoản nợ sớm

Nợ nần luôn khiến bạn áp lực và mệt mỏi, vậy nên ưu tiên cho việc trả nợ không chỉ giúp bạn giữ uy tín với người cho vay mà còn là cách để bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà việc trả lãi cũng đỡ nặng nề theo mỗi tháng.

Nếu bạn đang rơi vào tình trạng nợ nần, hãy ưu tiên cho những khoản nợ cần trả trước, trước khi dành chi tiêu cho những khoản chi khác trong gia đình.

5. Thẳng thắn trong các bất đồng về cách quản lý tiền bạc

Sẽ có những lúc nảy sinh bất đồng giữa những thành viên trong gia đình thường là những trường hợp chi tiêu không rõ ràng cho cá nhân. Do vậy, cần có một sự thống nhất rõ ràng về cách quản lý tiền bạc với nhau giữa các thành viên sẽ hạn chế được những bất đồng này.

những sai lầm thường gặp trong cách quản lý tiền bạc

Hãy cố gắng dành một khoảng thời gian ngắn mỗi tuần, mỗi tháng để bàn với nhau về cách quản lý tiền bạc trong nhà. Có như thế, hai vợ chồng mới nắm được điều kiện kinh tế gia đình mình, hoạch định cho những kế hoạch chi tiêu quan trọng như mua nhà, mua xe hay sắm sửa những vật dụng mới…

6. Đặt mục tiêu chung

“Vợ chồng sẽ tiết kiệm lương thế nào nếu hai vợ chồng không còn nợ tiền mua nhà nữa?”; “2 vợ chồng có kế hoạch ra sao nếu muốn mua ô tô trong 2 tháng nữa?”… Chia sẻ những mục tiêu chung với người bạn đời của mình, nhờ đó cả 2 mới có kế hoạch để phấn đấu và sớm đạt được kết quả.

Chuyên gia Huấn luyện và Đào tạo

Mr. Why – Phạm Ngọc Anh