Tự trọng là gì?

“Tôi cần phải có thật nhiều tự trọng” là một tuyên bố tôi thường nghe từ các học viên. Họ tin rằng một khi lòng tự trọng của họ cao hơn, họ sẽ có thể đạt được nhiều thứ hơn và đạt được những thành công lớn hơn.

Quan niệm lòng tự trọng cao có thể hỗ trợ bạn trong việc tạo ra cuộc sống mà bạn mơ ước là đúng, nhưng những sai lầm mà hầu hết mọi người mắc phải chính là cách họ suy nghĩ về lòng tự trọng. Nó không phải là một điều cần được tăng hoặc giảm, mặc dù đó là thuật ngữ chung. Thay vào đó, lòng tự trọng là một động từ; đó là quá trình quí trọng bản thân mình.

Theo từ điển Merriam-Webster, tự trọng nghĩa là “thiết lập một giá trị cao về: sự quí trọng và giải thưởng phù hợp.” Nói cách khác, quá trình thúc đẩy lòng tự trọng của bạn bắt đầu với quyết định rằng bạn có giá trị và đối xử với bản thân theo giá trị của bạn.

5 thói quen tốt để xây dựng lòng tự trọng:

• Tin vào bản thân của mình: Bước đầu tiên trong việc tạo ra lòng tự trọng là tin vào chính mình. Đó là trách nhiệm của bạn cho sự tự nhận thức và niềm tin của bạn – bao gồm niềm tin vào giá trị, tài năng, khả năng, và tiềm năng của bạn.

• Xác định 9 thành công lớn: Nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng bạn có càng nhiều thành công được ghi nhận trong quá khứ thì bạn càng cảm thấy tự tin trong việc bắt đầu và hoàn thành một cái mới. Một cách đơn giản để bắt đầu quá trình này là tóm tắt những thành công lớn của bạn. Chia cuộc sống của bạn thành ba khoảng thời gian -. Từ sơ sinh đến 15 tuổi, 16 đến 30 tuổi, và 31-45 tuổi. Hãy lập ra danh sách ba thành công lớn trong mỗi khoảng thời gian đó.

Để thực sự thuyết phục bản thân rằng bạn là một người thành công và có thể tiếp tục đạt được những điều tuyệt vời, hãy tiếp tục thêm vào sự thành công trong danh sách của bạn. Bạn có thể xác định 100 hoặc nhiều hơn những thành công trong cuộc sống của bạn.

Hãy giữ một bản ghi chép những chiến thắng: Nhớ lại và viết ra những thành công của bạn mỗi ngày. Điều này sẽ lưu chúng vào bộ nhớ lâu dài của bạn, tăng cường lòng tự trọng và sự tự tin. Bất cứ khi nào bạn cần tăng của sự tự tin, hãy đọc lại những gì bạn đã viết. Lưu giữ và luôn nhắc đến nhật ký chiến thắng  giúp bạn tập trung vào những thành công của bạn.

Sử dụng biểu tượng của thành công: Những gì bạn thấy trong môi trường của bạn có tác động tâm lý về tâm trạng, thái độ và hành vi của bạn. Hãy bao quanh mình với những giải thưởng, hình ảnh và các đồ vật khác nhắc nhở bạn về những thành công của bạn. Hãy tạo ra một vị trí đặc biệt trong nhà của bạn – ví dụ như hành lang, kệ hay thậm chí trên nóc tủ lạnh nhà bạn – để trưng bày những biểu tượng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn lập trình rằng bạn đang nhìn  thấy bán thân mình giống như là một người có những thành công nhất quán trong cuộc sống.

Giữ nguyên các thỏa thuận của bạn: Một trong những cách phổ biến nhất để thúc đẩy lòng tự trọng là giữ lời. Mỗi một thỏa thuận bạn lập ra thi cuối cùng cũng là làm cho chính mình, ngay cả khi nó liên quan đến những người khác. Bộ não của bạn coi các thỏa thuận như là những cam kết. Nếu bạn không thông qua, bạn không tin tưởng được chính mình. Bạn bị mất niềm tin vào khả năng đi đến một kết quả của mình. Đừng phá hoại sức mạnh tiềm ẩn của bạn nhân – Hãy giữ cam kết của mình.

Gia tăng năng lực của bạn để chấp nhận một rủi ro

Để hiểu được tầm quan trọng của sự quý trọng bản thân, hãy tưởng tượng bạn đang chơi poker. Nếu bạn có 10 thẻ và tôi có 200 thẻ, bạn nghĩ ai sẽ chơi thận trọng hơn? Tất nhiên sẽ là bạn bởi vì đối thủ đang nhiều thẻ hơn bạn. Hai lần cược thua mất năm chip mỗi lần sẽ khiến bạn bị loại khỏi trò chơi. Trong khi thôi có thể thua 40 lần 5 thẻ để bị loại khoải cuộc chơi.

Lòng tự trọng của bạn cũng giống như một chồng thẻ poker. Chồng thẻ càng cao thì bạn càng sẵn sàng và có thể chấp nhận rủi ro để đi đến thành công.

Hãy sử dụng những ý tưởng được chia sẻ trong bài viết này để tạo ra và duy trì mức độ cao của lòng tự trọng bạn cần có để đạt được những gì bạn muốn.

 Jack Canfield

Download Ebook miễn phíhttps://phamngocanh.com/free-ebook/

Đăng ký khóa học NGHĨ GIÀU LÀM GIÀUhttp://nghigiaulamgiau.net

Lưu ý: Bạn có thể copy bài viết và vui lòng ghi rõ nguồn

Mr.Why – Phạm Ngọc Anh