Những bài học sống còn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Sau đây là 7 lời khuyên giúp bạn xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả về những nguyên tắc sống mà các công ty khởi nghiệp phải biết để thành công và trụ vững trên thương trường. Mời các bạn tham khảo.

  1. Sản phẩm của bạn phải là tốt nhất

Ở Việt Nam hiện tại khi bắt đầu Start-up, phần lớn mọi người thường quan tâm tới truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, rồi những chiêu trò lăng xê, giảm giá, khuyến mại,… sao cho càng bán được nhiều hàng càng tốt. Thế nhưng họ đã quên một chiến lược kinh doanh quan trọng rằng: Muốn tồn tại trong thế giới kinh doanh đầy trở ngại này thì cốt lõi phải là Sản phẩm tốt.

Có sản phẩm tốt, bạn sẽ tự tin khi “trao đổi” với đối tác và khách hàng, sản phẩm tốt lúc đó sẽ có giá trị như “tiền mặt quy đổi”. Với đối tác, bạn sẽ dùng sản phẩm của mình để trao đổi về quyền lợi cả 2 bên, dựa trên nguyên tắc win – win. Với khách hàng, sản phẩm tốt làm thoả mãn kỳ vọng của họ, khách hàng sẽ sẵn sàng trả tiền và trở thành khách hàng trung thành. Bạn sẽ không phải mất tiền tài trợ để kêu gọi hợp tác hay sử dụng điệp khúc “khuyến mại, giảm giá” để lôi kéo khách hàng, bởi những phương pháp ấy thực sự rất ngắn hạn. Muốn công ty của mình phát triển bền vững, lâu dài, hãy chú ý tới giá trị cốt lõi nhất chính là Sản phẩm.

cac-chien-luoc-kinh-doanh-hieu-qua

  1. Đừng vội từ bỏ cơ hội

Các chiến lược kinh doanh – Đừng vội từ bỏ cơ hội: Chuyện doanh nghiệp của bạn bị nhà đầu tư, đối tác hay khách hàng từ chối là chuyện bình thường trong thương trường. Đừng vội vì vậy mà nản chí và từ bỏ cơ hội đi tiếp. Hãy tìm cách khác, luôn luôn có một hoặc rất nhiều cách để mở một cánh cửa.

Hãy thử nghiệm những phương pháp khác nhau để đi được đến đích. Nếu bạn không thử, làm sao bạn kết quả sẽ mang lại gì. Với đối tác làm việc với bạn, nếu bạn đề nghị hợp tác với họ và nhận được câu trả lời “Không”, thì hãy tìm cách khác, tìm điều kiện khác để trao đổi với họ. Bởi vì, có thể họ nói “Không” vì điều kiện bạn đưa ra chưa khớp với nhu cầu của họ mà thôi. Việc của bạn lúc này là hãy tìm xem nhu cầu thực sự của họ là gì, đôi khi nó không phải cái mà họ sẽ nói ra đâu.

  1. Hãy tin tưởng và kiên định với lựa chọn của mình

Khi bắt đầu Start-up, chắc chắn bạn sẽ gặp những người nghi ngờ tính khả thi của ý tưởng, họ hoài nghi về khả năng của bạn. Hãy vững vàng, bạn đang leo đỉnh núi, càng lên cao càng dốc, càng khó khăn, nhưng thành công thì chẳng bao giờ dễ dàng cả. Sự bền bỉ và kiên trì với lý tưởng của mình, sẵn sàng đi xa, sẵn sàng hy sinh là một trong những bài học quan trọng nhất để hướng tới thành công.

bi-mat-cac-chien-luoc-kinh-doanh-hieu-qua

  1. Đừng quên việc tìm đối tác và sự giúp đỡ từ cộng đồng

Với rất nhiều khó khăn khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn không thể làm mọi thứ một mình, bạn nên tìm kiếm đối tác và trao đổi những quyền lợi của 2 bên dựa trên quy tắc win – win và quy tắc tiết kiệm. Hãy dùng chính sản phẩm, dịch vụ của mình để kết hợp với sản phẩm, dịch vụ của đối tác, tạo nên một liên minh mạnh đó là một trong các chiến lược kinh doanh thành công.

Ngoài việc hợp tác, bạn có thể nhờ đến sức mạnh của cộng đồng xung quanh bạn – chính là bạn bè. Họ tin tưởng bạn, hãy giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn tới họ, cho họ dùng thử để có trải nghiệm và tăng niềm tin, rồi hãy nhờ họ chia sẻ. Chắc bạn biết tới sức mạnh truyền miệng (Work of mouth) đúng không? Một lời giới thiệu từ bạn bè còn đáng giá gấp nhiều lần việc bạn tốn tiền chạy quảng cáo đấy!

  1. Tìm ra điểm khác biệt để sáng tạo và đột phá

Đừng bao giờ dừng lại hay hài lòng với một ý tưởng nào đó. Đầu tiên là học hỏi không ngừng nghỉ để phát triển sản phẩm của bạn và quá trình này phải diễn ra liên tục. Sáng tạo và đột phá, nghe có vẻ khó nhưng bạn biết đấy, sáng tạo không phải làm một cái gì đó quá lớn hay chưa từng xuất hiện. Sáng tạo là việc bạn để ý, quan tâm từ những điều nhỏ nhất, thay đổi những điểm chưa ổn và tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Ngoài ra, sáng tạo và đột phá còn là việc DÁM LÀM những thứ không ai làm (mặc dù những thứ đó có thể người ta đã nghĩ tới rất nhiều rồi), quan trọng là bạn LÀM, còn người khác thì chỉ NGHĨ.

  1. Nhân lực là những vấn đề rất quan trọng

Việc tuyển dụng được nhân sự tốt với các công ty khởi nghiệp là vấn đề sống còn. Làm thế nào để thu hút được nhân tài trong khi công ty chưa có tiếng tăm và lương trả khá thấp? Đáp án ở đây chính là việc các công ty nên tuyển người thực sự thích sản phẩm, phù hợp với văn hoá và phong cách làm việc của công ty, đưa ra các chiến lược kinh doanh ngày từ khi bắt đầu sẽ giảm được nhiều chi phí cho công ty.

cac-chien-luoc-kinh-doanh-nguon-nhan-luc

  1. “Thất bại là yếu tố cần thiết để thành công”

Nếu bạn nghĩ việc mình làm là thất bại, bạn sẽ nhanh chóng nản chí, tự trách mình, đổ lỗi cho mình, đổ lỗi cho người khác, chỉ nhìn thấy mặt xấu của vấn đề… Thế nhưng nếu bạn nghĩ sự không thành công đó chỉ như một bài học, bạn sẽ nghiêm túc nhìn nhận và học hỏi để bước tiếp. Như vậy bạn đầy kinh nghiệm, không vấp phải những lỗi đó nữa, không mất thời gian cho việc khiển trách, đổ lỗi hay hồi phục nữa. Mọi thứ vì thế cũng khiến suy nghĩ của bạn lạc quan hơn nhiều và Start-up thì cần sự lạc quan đó lắm!

7 điều căn bản trong các chiến lược kinh doanh đã nêu ở trên rất quan trọng nhưng dễ bị bỏ quên trong vòng xoáy công việc chồng chất với quỹ thời gian hạn hẹp của Start-up. Dù bạn định làm bất cứ điều gì cho doanh nghiệp của mình, hãy luôn giữ những điều cơ bản đó trong đầu, đừng đi chệch những định hướng bạn đã vạch ra, hãy luôn luôn tập trung.

Chúc bạn thành công!

Sưu tầm