5 bài học quan trọng về truyền thông xã hội

Truyền thông xã hội giống như một khu vườn nhỏ. Nếu bạn không chăm sóc nó, thì nó sẽ dần trở nên khô héo và chết.

Các số liệu thống kê từ cuộc khỏa sát ngành Tiếp thị truyền thông xã hội hàng năm của Social Media Examiner  đối với khoảng 3000 nhà truyền thông cho thấy: có ít nhất một nửa các nhà truyền thông đã và đang sử dụng truyền thông xã hội từ 3 năm trở lên đều công nhận truyền thông xã hội giúp họ cải thiện doanh số bán hàng.

75% những người tham gia cho biết lượng truy cập website tăng lên đáng kế khi dành khoảng 6 tiếng một tuần đầu tư cho việc tiếp thị trên các mạng truyền thông xã hội. 50% những người làm truyền thông xã hội từ 1-2 năm cũng khẳng định việc họ có những quan hệ đối tác mới.

Để tiếp tục thúc đẩy truyền thông xã hội phát triển, bạn hãy làm theo 5 điều sau đây:

1. Lên kế hoạch

Khi các doanh nghiệp tạo tài khoản trên facebook hoặc Twitter hay bất kỳ một nền tảng xã hội nào khác, họ thường chỉ bắt đầu đăng các bài viết hoặc thông tin lên đó một cách ngẫu hứng và sau đó lại phân vân tại sao mọi người không vào xem trang của họ. Trừ trường hợp của những siêu sao hay những thương hiệu lớn, họ đã có sẵn một lượng đông đảo những người yêu quý và ủng hộ, còn hầu hết các doanh nghiệp, thậm chí là người nổi tiếng cũng phải dành thời gian và sự cố gắng mới có thể đạt được lượng người theo dõi lớn trên trang.

Để đảm bảo thời gian và nỗi lực của bạn không bị lãng phí, hãy học cách lên kế hoạch. Xác định các chiến lược nội dung bằng cách xác định đối tượng bạn hướng tới và kiểu nội dung mà bạn nghĩ rằng họ sẽ quan tâm. Sau đó, quyết định các nền tảng xã hội mà bạn muốn sử dụng cho công việc kinh doanh, cùng với nội dung cần chia sẻ trên mỗi nền tảng đó. Cuối cùng, hãy sắp xếp lịch trình cụ thể. Bạn có thể sử dụng Excel để lên kế hoạch cập nhật nội dung và trạng thái.

2. Sử dụng các công cụ thích hợp

Đăng tải thông tin thường xuyên là điều quan trọng để nền tảng truyền thông xã hội tồn tại. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp của bạn đang quản lý nhiều tài khoản cùng lúc, thì việc này có vẻ trở nên khó khăn. May mắn thay, các công cụ luôn sẵn sàng.

Lập kế hoạch các bài đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội sẽ rất đơn giản và tiết kiệm thời gian khi bạn dùng công cụ bảng điều khiển như Hootsuite hoặc Buffer. Nếu doanh nghiệp của bạn đầu tư mạnh mẽ vào Pinterest, hãy thử dùng Pingraphy. Đó là công cụ hữu ích để tạo các “pin” trên Pinterest.

3. Nhổ cỏ dại

Thỉnh thoảng hãy kiểm tra lại là phân tích những việc bạn đã làm xem liệu nó có hiệu quả hay không. Nội dung kém hấp dẫn là nguyên nhân khiến số người theo dõi trang giảm xuống. Chúng tôi có một lý thuyết là: bởi vì chúng tôi đăng bài thường xuyên (khoảng 3-5 lần một ngày), thuật toán EdgeRank của Facebook đã hiển thị nội dung của chúng tôi cho những người giống nhau – những người thường xuyên theo dõi và quan tâm tới chúng tôi nhất. Bằng cách giảm số lần đăng bài xuống còn 1-2 lần một ngày hay đôi khi là chẳng có bài nào trong cả tuần, chúng tôi nghĩ rằng Facebook vẫn sẽ hiển thị nội dung của chúng tôi khi chúng tôi quyết định cập nhật một bài mới tới những người xem yêu quý của mình. Tuy nhiên, sau 3 tuần thử nghiệm, chúng tôi phát hiện ra rằng lý thuyết của tôi đã sai lầm chết người.

4. Thường xuyên quan tâm

Để phù hợp với những khách hàng online, doanh nghiệp của bạn phải luôn hoạt động sôi nổi và tích cực trên các mạng truyền thông xã hội. Đó là một bài học khó mà chúng tôi đã học được từ thử nghiệm Facebook. Để giải thích từ “Bài học khó” mà chúng tôi đã đề cập, các bạn hãy xem những gì chúng tôi đã làm và hậu quả của nó dưới đây:

Tuần 1: Cắt giảm bài đăng từ 3-5 lần một ngày xuống còn 1 lần một ngày

Kết quả: Số người xem giảm

Tuần 2: Không đăng bất cứ thông tin nào trong 7 ngày, sau đó chúng tôi đăng một bài cập nhật trạng thái để đánh giá sự tham gia của mình.

Kết quả: số người xem giảm mạnh và sự tham gia của họ vào những gì chúng tôi cập nhật là rất thấp. Từ việc đạt 3000 người quan tâm theo dõi cho mỗi lần cập nhật trạng thái, thì giờ con số này là 600.

Tuần 3: Trong tuần cuối cùng, chúng tôi đăng 2 lần mỗi ngày.

Kết quả: Số người quan tâm tăng lên một chút, nhưng vẫn thấp so với những gì chúng tôi đã làm trước đó.

Từ kết quả của thử nghiệm trên, chúng tôi rút ra được kiểu nội dung nào mà khách hàng trả lời và để lại bình luận nhiều nhất. Hơn nữa, dù chúng tôi có cập nhật nhiều nội dung như thế nào cũng không quan trọng miễn đó là những nội dung khách hàng thích.

5. Tưới nước thường xuyên

Cũng giống như việc một khu vườn sẽ chết nếu trong một thời gian dài bạn không tưới nước thường xuyên, các phương tiện truyền thông xã hội cũng sẽ chết nếu bạn không quan tâm tới nó hàng ngày. Đây là sai lầm lớn nhất của tất cả chúng ta.

Hai tuần sau thử nghiệm trên facebook, chúng tôi bắt đầu duy trì kế hoạch cập nhật bài viết và thông tin 3-5 lần một ngày. Và bây giờ, du chậm nhưng chắc, số người bình luận về những bài viết của chúng tôi trên trang đang tăng. Khu vườn của chúng tôi đã hồi sinh trở lại.

Nguyễn Quỳnh/Theo marketingprofs