NỀN GIÁO DỤC “SÍNH NGOẠI”

Tâm lý giáo dục của người Việt hiện nay đang bị ảnh hưởng nhiều bởi cái gọi là xu hướng “sính ngoại”. Vậy lợi bất cập hại của nền giáo dục hướng ngoại ra sao?

Nền giáo dục “sính ngoại”

Một người bạn của tôi kể về việc anh ấy đăng ký một khóa học 5 ngày về đầu tư tài chính tại Singapore. Riêng tiền học phí đã được tính bằng chục ngàn tiền đô, còn chưa kể các khoản chi phí đi lại, chỗ ăn ở…rồi cả hàng trăm chi phí phát sinh khác. Chưa bàn tới việc đắt rẻ của việc tiếp thu tri thức nhưng con số cho khóa học đó bằng cả năm làm việc của những người có thu nhập thấp.

Nhìn vào câu chuyện học hành của bạn mình tôi mới thấy tâm lý sính ngoại của người Việt lớn như thế nào. Nhiều người cho rằng hàng nội địa không đẹp, chất lượng không tốt nên họ thường lựa chọn hàng ngoại để sử dụng. Tâm lý sính ngoại này ảnh hưởng đến mọi phương diện trong đó có nền giáo dục của chúng ta.

Dễ dàng nhận thấy hầu hết các cấp học từ mầm non, cấp 1, cấp 2, cấp 3 đến học đại học… đều ưa chuộng việc chọn học trường quốc tế. Không chỉ các bậc học mới có chuyện sính ngoại mà kể cả những người đi làm khi muốn học các khóa học phát triển kỹ năng cũng nhăm nhăm tìm kiếm những khóa học của nước ngoài mặc dù giá cao ngất ngưởng như trường hợp anh bạn tôi.

Người Việt đang than nền giáo dục của chúng ta khủng hoảng, cần phải đổi mới để thay đổi cục diện. Nhưng những việc chúng ta đang làm lại càng cho thấy một nền giáo dục thêm “loạn”.

nen-giao-duc-sinh-ngoai

Mô hình giáo dục cho người Việt

Việt Nam vẫn đang học tập những điểm tích cực của các mô hình giáo dục nước ngoài để xây dựng mô hình giáo dục chuẩn cho mình. Người thì cho rằng chúng ta nên học tập theo mô hình giáo dục của Nhật, người lại cho rằng nền giáo dục của Mỹ tiên tiến hơn…. Tuy nhiên, nhiều người lại lo ngại rằng nếu như vậy thì có khi nào người Việt chúng ta biến thành người Nhật hay người Mỹ hay không?

Mặt khác, Bộ Giáo dục Việt Nam vẫn đang loay hoay với bài toán đổi mới phương pháp dạy và học sao cho hợp lý. Nhưng hầu hết phương án đưa ra đều không mấy khả quan. Giáo dục của chúng ta vẫn đang ở giai đoạn tìm hiểu và xây dựng.

Tôi đang thiết nghĩ tới một mô hình giáo dục cho chính người Việt với tên gọi “Tương lai Việt Nam”. Đây sẽ là mô hình giáo dục được nghiên cứu và thiết kế dành riêng cho học sinh Việt Nam. Bên cạnh môi trường học tập dành cho các em học sinh thì các thầy cô giáo và phụ huynh cũng sẽ được cung cấp phương pháp giáo dục tiên tiến để giúp các em phát triển toàn diện.

Để đặt nền móng xây dựng một mô hình giáo dục hiện đại cho người Việt cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Việc học tập các mô hình giáo dục nước ngoài là việc làm cần thiết nhưng chỉ nên lấy đó là mô hình để học tập và khi áp dụng vào Việt Nam cần phải có tính toán và chọn lọc.

 Chuyên gia Huấn luyện – Diễn giả

Mr. Why – Phạm Ngọc Anh

Phương pháp quản lý tiền đơn giản và hiệu quả số 1 thế giới

Khám phá công thức bán hàng cùng chuyên gia