Chuyên gia Phạm Chi Lan: Tăng trưởng kinh tế như nào? khi nguồn lực đã cạn kiệt

“Câu hỏi lớn nhất của tôi là nói mãi đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế mà không đổi được”, bà Chi Lan đặt vấn đề.

Cụ thể, bà Chi Lan cho biết trong 5 năm qua Việt Nam tuy chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng nhưng hiệu quả thu được chẳng bao nhiêu. Câu hỏi lớn được bà đặt ra là lấy đâu ra nguồn lực tăng trưởng kinh tế bền vững, chất lượng trong khi nguồn lực mô hình cũ đã cạn kiệt.

Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn đang tăng trưởng theo chiều rộng bằng cách sử dụng vốn, tận dụng lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, thế giới đang ngày một thay đổi theo các giá trị gia tăng, trình độ và công nghệ của con người và khi so sánh với các điều kiện ngoại lực, điều kiện nội lực đang yếu đi.

Theo nhận định của chuyên gia Phạm Chi Lan, hiện khu vực kinh tế trong nước đang ở tình trạng nhập khẩu cao, nhập siêu lớn; hiệu suất đầu tư cao nhưng hiệu quả đầu tư vốn thấp; khu vực kinh tế trong nước yếu trong cạnh tranh, kém trong hội nhập; nhiều vấn đề của nền kinh tế còn tồn đọng nhưng chưa được giải quyết đến nơi, đến chốn…

“Đây là nỗi đau của nền kinh tế”, bà Chi Lan nhấn mạnh đầy chua xót.

Tăng trưởng kinh tế và nỗi bức xúc của chuyên gia Phạm Chi Lan

Để tăng trưởng kinh tế, bà Chi Lan cho biết cần phải thay đổi tư duy. Nhưng tiếc thay, nhiều cơ quan Nhà nước, các Bộ, ban ngành vẫn chưa thay đổi kịp với xu thế khi “còn coi kinh tế Nhà nước là chủ đạo” bởi đổi mới không chỉ là rời bỏ vốn, tài nguyên mà còn cần rời bỏ tư duy dựa vào kinh tế nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước không hoạt động theo quy chế thị trường, thậm chí chi tiêu công, đầu tư công không được giám sát và quy trách nhiệm và còn được che chắn nữa,” Bà Chi Lan nhận định.

Bà cũng nói thêm các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay yếu kém một phần lỗi là tự do doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp hoạt động trong môi trường không cạnh tranh, không đúng nghĩa thị trường thì không thể cạnh tranh với thế giới.

Do đó, bà Chi Lan nhấn mạnh trong 5 năm tới, cần giải quyết nhanh, quyết liệt còn với thực trạng “rải mành mành” thì không thay đổi được.

Theo bà, cần thay đổi phân bổ nguồn lược theo kinh tế thị trường, trong đó phải thay đổi tiếp cận mạnh hơn, chứ không thể chỉ nói là phân bổ theo thị trường hơn. Bà lấy ví dụ: “Với với sức ép của biến đổi khí hậu, nông nghiệp của đồng bằng Sông Cửu Long sẽ không thể theo cách cũ được, 4 năm rồi không có lũ, chúng ta phải thay đổi. Hai đồng bằng lớn trong tương lai đều đang bị thách thức lớn, giờ đã đến chân tường rồi, sao không thay đổi đi, cứ theo cách cũ thì làm sao được?”

Hay, các FTA tạo sức ép rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ cũng không theo cách cũ được, phải chọn lọc, có đột phá để vượt lên. “Đừng ở đâu cũng rón rén, ngó nghiêng nhau thì không thể tăng trưởng kinh tế được!” bà Chi Lan nhấn mạnh.

 

st