Ý TƯỞNG TRONG MARKETING QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Charles Revson của hãng Revlon nói rằng: “Trong nhà máy, chúng tôi làm ra mỹ phẩm; trong cửa hiệu, chúng tôi bán sự hy vọng”. Sản phẩm và dịch vụ là nền tảng để truyền tải những ý tưởng mà nhà sản xuất mang đến cho người tiêu dùng, vậy ý tưởng trong Marketing quan trọng như thế nào?

a

  1. Ý tưởng sinh ra để khách tin mà mua

Khi tung một sản phẩm ra thị trường, cái bạn mang đến cho người tiêu dùng chưa hẳn là công thức, tỉ lệ phần trăm của thành phần cấu tạo nên sản phẩm, mà là niềm tin vào sản phẩm. Với mỹ phẩm, đôi khi người mua không quan tâm vào việc trong thành phần này có hết những cái gì, bởi đơn giản những thành phần hóa học khó hiểu đó chỉ bạn những người nghiên cứu và hoàn thiện nó mới hiểu hết được. Mà khách hàng, những người bỏ tiền túi ra mua lại chỉ chăm chú nhìn vào dòng chữ đầu tiên in trên bao vì sản phẩm rằng “Sản phẩm này có công dụng nổi bật gì”. Thường các phái nữ sẽ bị thu hút bởi những câu mang tính đầy chắc chắn như “Đánh bật tàn nhang trong vòng 7 ngày”, “An toàn cho mọi loại da”, “Trắng hồng khỏe đẹp với tinh chất hoàn toàn từ thiên nhiên”… Vậy những câu slogan ấy đến từ đâu, nó đến từ việc bạn thấu hiểu insight khách hàng và đưa ra ý tưởng. Bạn nhấn mạnh điều gì đến khách hàng, muốn họ chú ý ở đâu và điều gì khiến sản phẩm của bạn đặc biệt hơn những sản phẩm cùng loại mà có khi lại cùng giá nữa.

Vậy ngay từ đầu, sản phẩm bạn được chú ý là vì bạn gây được sự chú ý. Nghe có vẻ không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng thử ngẫm lại mà xem, những sản phẩm cùng loại nhưng khi triển khai ra thị trường liệu khách hàng sẽ chú ý đến 1 sản phẩm chỉ ra rả nói về mình thay vì nói vể lợi ích của người tiêu dùng? Kế hoạch marketing được thiết lập dựa trên cơ sở khách hàng dùng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó chỉ khi họ có một nhu cầu hoặc bởi vì sản phẩm, dịch vụ ấy mang lại một ích lợi thiết thực cho họ. Thế nên, ý tưởng được xây trên chính nhu cầu của khách hàng là 1 ý tưởng đúng chất.

  1. Ý tưởng không phụ thuộc quá nhiều vào túi tiền

Không phải chỉ cần bỏ thật nhiều tiền vào marketing là sẽ thu được hiệu quả cao. Có những công ty nhỏ với các ý tưởng marketing tức cười nhưng lại mang lại hiệu quả rất cao. Một trong những bài học đầu tiên mà bất kỳ doanh nhân nào cũng phải học là làm sao có thể marketing hiệu quả với chi phí thấp nhất.

Ví dụ: Hệ thống điện thoại ảo của Grasshopper, tập trung vào phục vụ các doanh nghiệp, không phải là dịch vụ dễ được các doanh nghiệp chấp nhận sử dụng. Đầu tiên, Grasshopper có tên là GotVMail, nhưng đến tháng 5 năm 2009, công ty quyết định thay đổi thương hiệu. Để nâng cao tiếng tăm, công ty đã gửi 25.000 thanh sô-cô-la có in hình công ty đến 5.000 người được coi là có ảnh hưởng nhất ở Bắc Mỹ. Jonathan Kay cũng tiết lộ rằng mục đích của chiến lược này là thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông.

Giờ đây, mỗi khi nhắc đến Jonathan Kay, người ta lại nhớ đến biệt danh “đại sứ của tiếng vang”. Jay cho hay:“Các hệ thống điện thoại ảo đều na ná như nhau. Bạn không thể tạo ra sự khác biệt chỉ với giá cả thấp hoặc một số tính năng mà phải tạo ra sự khác biệt bằng tiếng nói trong giới kinh doanh”.

  1. Ý tưởng đến từ việc bạn yêu sản phẩm của mình

Người ta nói, nếu mỗi ngày bạn làm điều bạn yêu thì tức là bạn chẳng phải làm gì cả. Điều này đúng với ngay cả việc lên ý tưởng trong marketing, không yêu sản phẩm mình bán, bạn chẳng nghĩ ra được cái gì cả. Vậy nên việc đầu tiên là phải cho người đưa ra ý tưởng cho sản phẩm phải hình dung, nhìn thấy, chắc chắn, rõ ràng, tin tưởng vào sản phẩm.

Tiếp theo, đó là tình yêu nghề, nếu đội sale như thành mạch máu dẫn máu về nuôi cả bộ máy, thì những Marketer – con điên của ý tưởng là người mở lối cho khách hàng biết đến sản phẩm trước khi bán được nó. Nếu doanh nghiệp hiểu được điều đó, Marketing sẽ càng được đầu tư hơn, người làm Marketing hiểu được điều đó, ý tưởng sẽ được chú trọng hơn.

Làm ý tưởng cũng đến từ tình yêu công ty, làm cho công ty có khiến họ tự hào, bạn thấu hiểu về khách hàng bao nhiêu? Khách hàng đều rất thông minh và tỉnh táo và đặc biệt giác quan thứ 6 của họ sẽ khai phá ra tất cả và họ luôn linh cảm được rằng: Sản phẩm của bạn có chân thành đến với họ hay không, lợi ích của sản phẩm qua các thông điệp quảng cáo có thiết thực hay bạn đặt lợi ích của họ lên hàng đầu hay không? Ý tưởng có điên rồ như thế nào, phi lý thế nào chỉ khi thuyết phục được khách hàng mới là một ý tưởng thành công…

Có rất nhiều các yếu tố tác động, chi phối để tạo nên một ý tưởng, nhưng về cơ bản mỗi một ý tưởng trong chiến dịch marketing đều được xây dựng thì những điều trên. Tóm lại, phải luôn nhớ rằng, để tạo dựng một ý tưởng tốt phải ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ KHÁCH HÀNG, LÀM KHÁCH HÀNG TIN MÌNH VÀ TIN YÊU LẠI HỌ, chỉ có như vậy bạn mới có thể nảy ra những ý tưởng thực sự sáng tạo và thiết thực.

Phạm Ngọc Anh