CÁCH ĐỂ CHO ĐI

Ở Việt Nam, có rất nhiều những hình thức từ thiện hoạt động đang làm lợi cho cộng đồng tuy nhiên với một vài doanh nghiệp từ thiện lại chỉ là hình thức Marketing thương hiệu. Kể cả là cá nhân hay tổ chức, nhiều người đã và đang lợi dụng từ thiện để lăng xê hình ảnh. Thậm chí, mang từ thiện tiền và vật chất nhưng không cần biết hiệu quả sử dụng của chúng đến đâu.

Xuất phát từ những điều cơ bản làm từ thiện cốt ở tâm, ban đầu hoạt động xã hội của quỹ “Ước mơ cho em” cũng định hương theo hình thức từ thiện thông thường. Những chuyến đi nhiều trải nghiệm cùng đoàn lên với Xí Mần-Hà Giang, Trạm Tấu- Yên Bái,  Đình Lập- Lạng Sơn hay Trà Lĩnh- Cao Bằng, tôi nhận ra các cách làm từ thiện hiện nay còn thực sự chưa hiệu quả. Các đoàn thiện nguyện lên tặng tiền, học bổng để mang tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho học sinh miền núi mà cuối cùng lại để cho các ông bố vung vào quán rượu hay mua thức ăn vài ngày là hết. Sau rất nhiều đêm trăn trở về hình thức từ thiện từ trước đến nay và tự hỏi liệu đó đã mang lại những giá trị mà các em thực sự cần?. Tôi nhận ra việc “cho đi” bản chất không chỉ là cơm ăn và áo mặc, là những hỗ trợ về vật chất mà cao cả nhất cần phải nuôi dưỡng để phát triển tâm hồn trẻ thơ. Hướng tới phát triển bốn thế giới -thể trạng, cảm xúc, tư duy và tâm hồn – một cách toàn diện. Với suy nghĩ ấp ủ, Quỹ “Ước mơ cho em” đã đến với trường tiểu học Quang Hán – Trà Lĩnh – Cao Bằng. Tôi rất tâm đắc một chương trình nhỏ đã thực hiện đó là lắng nghe chia sẻ cùng các em về ước mơ. Sau đó cho các em được hóa trang trong bộ trang phục như mơ ước và chụp lại những bức ảnh làm kỷ niệm. Những tấm ảnh được đóng khung và gửi tặng tận tay mỗi em để lưu giữ được khoảnh khắc, ám thị ước mơ, sẽ là món quà ý nghĩa để mỗi khi nhìn vào các em lại có thêm động lực để cố gắng.

Chỉ có hiểu và hướng tới tâm hồn trẻ thơ, chúng ta mới có thể làm từ thiện hiệu quả. Nhưng điều căn bản nhất là phải làm sao để thay đổi tư duy trong chính gia đình các em. Sau khi từ Cao Bằng trở về đoàn tiếp tục lên kế hoạch đi tới một số tỉnh phía Bắc còn khó khăn. Thêm vào đó chúng tôi cũng đã tổ chức được hai buổi dã ngoại do quỹ “Ước mơ cho em” tài trợ cho các em nhỏ mẫu giáo và cấp 2 tại Hà Nội là con em của nhóm học viên VIP tại Công Ty Cổ Phần Đào Tạo ASK nhằm mang lại định hướng cho các bé về phương pháp học tập và vui chơi. Hoạt động này đã thu được hiệu quả khả quan. Một ngày trải nghiệm thật lý thú! Các bạn nhỏ sẽ được tham gia các trò chơi vận động giúp phát huy tinh thần đồng đội, đoàn kết. Các em được vẽ tranh, được tự do thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Những bức tranh sinh động sau đó sẽ được đem ra đấu giá và góp vào quỹ “Ước mơ cho em”.  Liệu rằng điều này có thể thực hiện ở vùng khó khăn hay không !!??  Để thay đổi tư duy không phải chuyện một chốc lát. Thiết nghĩ cần sự kết hợp chặt chẽ và tích cực hơn nữa từ phía Ban Văn Hóa Tuyên Tuyên truyền cùng ngành Giáo Dục và các nhà thiện nguyện với những phương pháp, cách thức mới để có thể thay đổi tư duy của những người dân nghèo. Như thế, vấn đề không phải chỉ là lựa chọn cứng nhắc “con cá” hay “cần câu”, mà là mọi thứ cần phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng việc thì hoạt động từ thiện mới đem lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay có rất nhiều mô hình từ thiện làm lợi cho cộng đồng đang nảy sinh và trở thành phổ biến. Song cũng có những hoạt động không đúng hướng gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần có sự can thiệp và định hướng để những hoạt động thiện nguyện được khuyến khích nhiều hơn, được lan tỏa và thu hút nhiều người hơn cùng tham gia./.

Đăng từ: http://www.nguoiduatin.vn/cach-de-cho-di-a143094.html

Đăng kí học NGHĨ GIÀU LÀM GIÀU tại: http://nghigiaulamgiau.net

Lưu ý: Bạn có thể copy bài viết này và lưu ý ghi rõ nguồn

MR WHY – Phạm Ngọc Anh