Những thay đổi tài chính tạo nên tuổi 30 của bạn

Một trong những bài học mà không trường lớp nào dạy bạn đó chính là việc bắt đầu quản lý tài chính từ sớm. Thực tế, để quản lý tiền bạc hiệu quả thì thói quen mới thực sự là chìa khóa thành công.

quan-ly-tai-chinh3

Quản lý tiền không làm mất tự do – nó tạo ra tự do

Tôi tự nhận mình là một người không kiểm soát được nguồn tài chính hay nói cách khác là chi tiêu một cách vô tội vạ. Một vài người bạn khuyên tôi nên học cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm nhưng chỉ được vài ngày ghi chép chi tiêu, lập tài khoản tiết kiệm, sử dụng app quản lý chi tiêu… tôi cảm thấy gò bó và quay lại tình trạng chi tiêu như ban đầu.

Tình trạng tồi tệ hơn khi tôi kết hôn, cả hai vợ chồng xảy ra nhiều xung đột liên quan đến việc chi tiêu trong gia đình. Việc kiểm soát tài chính cá nhân đã khó và nay là bài toán quản lý tài chính cho gia đình lại càng khó giải. 70% xung đột giữa 2 vợ chồng chủ yếu xuất phát từ sự bất đồng về quan điểm chi tiêu hơn là vì những nguyên nhân khác.

Lúc này, tôi thực sự đã mất vài ngày suy nghĩ về việc học cách quản lý tiền bạc một cách nghiêm túc. Tôi bắt đầu bằng việc thường xuyên có các cuộc nói chuyện thẳng thắn về tình hình thu – chi với vợ, chia sẻ về quan điểm tài chính, góp ý, nhận sai lầm, đồng thời đưa ra giải pháp để quản lý tiền bạc hiệu quả hơn.

Cả 2 vợ chồng thống nhất với nhau: tiền là một công cụ và trách nhiệm của chúng tôi là học cách sử dụng công cụ. Nếu không, một ngày nào đó chúng tôi sẽ không thể kiểm soát được các hậu quả.

quan-ly-tai-chinh2

Phương pháp quản lý tài chính bằng “6 chiếc lọ”

Nếu muốn tự chủ về tài chính, bạn phải bắt đầu quản lý tiền bạc của chính mình. Và 2 vợ chồng tôi đã bắt đầu làm điều này sau khi đọc cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” (Secrets of the Millionaire Mind) của T. Harv Eker. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả Jars chỉ với 6 cái lọ là một công thức nổi tiếng khắp thế giới mà rất nhiều người thành công đã áp dụng.

Bản thân những chiếc lọ không thực sự quan trọng. Điều quan trọng là hệ thống quản lý tài chính cá nhân của bạn. Thực tế, chúng tôi mua những cái lọ như một lời nhắc nhở trực tiếp đến những khoản chi tiêu khi quản lý chúng. Mỗi cái lọ đều có tên và chức năng nhất định.

quan-ly-tien-3

  1. QUỸ TỰ DO TÀI CHÍNH – FFA: 10%

Mục đích của quỹ này, bạn có thể tạo ra một cuộc sống như bạn muốn, không phụ thuộc vào người khác. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn. Không bao giờ được sử dụng nguồn này cho việc khác.

  1. QUỸ TIẾT KIỆM DÀI HẠN – LTSS: 10%

Sử dụng quỹ tiết kiệm dài hạn để thực hiện những ước mơ của bạn. Điều quan trọng không phải là bạn làm được bao nhiêu tiền, mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền. Quỹ này được sử dụng để xây dựng ước mơ, không phải là tiết kiệm cho lúc khó khăn. Hãy nhớ lấy điều đó nhé!

  1. QUỸ GIÁO DỤC NGẮN HẠN – EDU: 10%

Bạn cần quỹ EDU để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDUC để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.

  1. QUỸ NHU CẦU THIẾT YẾU – NEC: 55%

Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ này để ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác.

  1. QUỸ HƯỞNG THỤ – PLAY: 10%

Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn tự thưởng cho bản thân và chỉ có bạn được hưởng thụ tiền của mình kiếm ra thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn nữa để kiếm thêm nhiều tiền. Hãy tự thưởng cho bản thân mình những món quà mà bạn yêu thích. Đó có thể là một chiếc áo mới, một buổi ăn uống, tụ tập cùng bạn bè, người thân, đi du lịch hay xem một bộ phim ở rạp,…..

  1. QUỸ CHO ĐI – GIVE: 5%

Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân; gia đình, bè bạn…

Quan trọng nhất, việc cho tiền vào các lọ này cần được thực hiện HÀNG NGÀY. Thói quen mới thực sự là chìa khóa thành công.

Trên đây, là một số phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để cải thiện tình hình tài chính hiện tại của mình. Nếu bạn đang băn khoăn hay gặp khó khăn trong việc thực hành công thức quản lý tài chính thì có thể bạn sẽ tìm thấy câu trả lời tại khóa học quản lý tài chính tổng hợp WAKE UP VIỆT NAM. Những chia sẻ thực tế của diễn giả Phạm Ngọc Anh sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng cũng như từng bước tiến hành quản lý tài chính cá nhân hiệu quả ngay hôm nay.

Đăng ký ngay hôm nay để nhận giá ưu đãi TẠI ĐÂY

Đăng ký ngay!