Học được gì từ 5 lần thất bại trong kinh doanh?

Tôi muốn bạn biết điều này, những dòng bạn sắp đọc dưới đây được viết từ một người đã thất bại 5 lần trong kinh doanh. Những bài học từ thất bại trong kinh doanh tôi muốn chia sẻ với bạn đều là những điều tôi đã đối diện và trải nghiệm.

Kinh doanh không phải trò chơi kiếm tiền

Bài học đầu tiên tôi học được từ những thất bại trong kinh doanh là đã coi nó là trò chơi để kiếm tiền. Nếu như vậy bạn chỉ làm mọi cách để có được tiền bạc mà không lường hết được những hậu quả có thể xảy đến với doanh nghiệp mình.

Trải qua cả vinh quang và thất bại trong kinh doanh, đến nay tôi mới hiểu kinh doanh là trò chơi của sự sáng tạo. Cuộc chơi sáng tạo dành cho tất cả mọi người. Nếu muốn trở thành một doanh nhân, hãy bắt đầu bằng việc nghĩ đến những giải pháp giúp giải quyết các vấn đề của xã hội. Khi sản phẩm, dịch vụ của bạn giúp giải quyết tốt nhất các vấn đề, nhu cầu của xã hội bạn và doanh nghiệp của mình sẽ được trả công xứng đáng bằng lợi nhuận, doanh thu.

Vì vậy, cách bạn suy nghĩ về “trò chơi kinh doanh” và cách bạn chơi nó sẽ quyết định mức độ thành công hay thất bại, công ty của bạn.

that-bai-trong-kinh-doanh

Đam mê quyết định tất cả

Nếu bạn tìm hiểu hoặc tiếp xúc với những người kinh doanh thành công, bạn sẽ nhận thấy họ là những người vô cũng đam mê với lĩnh vực họ đang làm. Đơn giản vì làm những thứ bạn đam mê thì sẽ có thêm động lực và quyết tâm để theo đuổi. Kể cả đam mê với việc kinh doanh. Đây cũng là lý do vì sao bản thân tôi có thể tiếp tục kinh doanh sau 5 lần thất bại.

Sau những lần thất bại trong kinh doanh với các mô hình kinh doanh trước, tôi học được rằng:  đam mê chính là nguyên liệu thúc đẩy và truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta mỗi ngày. Thiếu đam mê và hứng thú, ta không thể tập trung và cố gắng hết sức mình trong kinh doanh.

Phải luôn luôn sáng tạo và đổi mới

“Tôi vẫn đang sáng tạo” là khẩu hiệu hành động mà tôi luôn nhắc nhở bản thân mình hàng ngày. Không điều gì có thể giúp bạn thành công và đạt được mơ ươc ngoài việc sáng tạo – những giá trị mới phục vụ nhu cầu xã hội.

Và tôi luôn quan niệm rằng: Tôi vẫn đang sáng tạo nghĩa là tôi đang sống sót. Điều này đặc biệt quan trọng trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Hàng ngày, sản phẩm, dịch vụ của bạn phải cạnh tranh chất lượng, giá cả, thương hiệu với hàng trăm, hàng ngàn mặt hàng khác trên thị trường. Và nếu không sáng tạo thì doanh nghiệp của bạn sẽ “chết”.

5-lan-that-bai-trong-kinh-doanh

Xây dựng chiến lược kinh doanh toàn diện

Hãy chắc chắn rằng mọi hoạt động kinh doanh bạn định triển khai cần có chiến lược đi kèm. Chiến lược kinh doanh là khâu quan trọng cần đầu tư để đảm bảo cơ sở cho các hoạt động kinh doanh về sau được triển khai đúng tiến độ, đúng mục tiêu.

Một chiến lược kinh doanh toàn diện bao gồm các yếu tố như: chiến lược về sản phẩm (cải tiến sản phẩm hiện tại, sáng tạo sản phẩm mới,..), chiến lược về giá (điều chỉnh giá tăng hay giảm theo tình hình thị trường), chiến lược thị trường (phát triển, mở rộng thị trường ra khu vực nào, trong nước hay ngoài nước), chiến lược về quản lý rủi ro (những khó khăn, thách thức nào doanh nghiệp có thể gặp phải, giải quyết ra sao?), tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp như thế nào,……

hoc-duoc-gi-sau-nhưng-lan-that-bai-trong-kinh-doanh

Giữ vững lòng tin ở bản thân và không ngừng học hỏi

Ở những giây phút cùng cực nhất của cuộc đời, nợ nần chồng chất, gánh nặng gia đình đè lên vai thứ mà tôi giữ được là lòng tin ở bản thân mình. Tôi thường tự thắc mắc rằng: Tại sao mình cũng thông minh, chăm chỉ làm ăn kinh doanh mà sao lại gặp nhiều thất bại trong kinh doanh như vậy?

Niềm tin ở bản thân là sức mạnh khiến tôi quyết tâm đi tìm lý do khiến mình gặp nhiều lần thất bại trong kinh doanh và cách thức thay đổi bản thân. Tôi bắt đầu đọc sách, học hỏi kinh nghiệm của những người thành công đi trước. Đặc biệt, việc tham dự một số khóa học của các thầy nước ngoài giúp tôi thay đổi tư duy và cách thức thực hiện công việc kinh doanh rất nhiều. Điều quan trọng nhất là bạn phải không ngừng học hỏi thêm những kiến thức mới và rèn luyện bản thân.

Tìm kiếm những cộng sự cùng chí hướng

Nếu bạn không đủ nguồn lực hay sức mạnh để bắt đầu kinh doanh độc lập, hãy bắt tay cùng những người có cùng chí hướng và chung đam mê với bạn. Thành công của tập thể thì dễ hơn là của một người. Nhưng quan trọng hơn bạn phải tìm được đúng cộng sự của mình, phù hợp với bạn và văn hóa công ty.

Học cách quản lý thời gian

Đừng coi thường việc này. Khi bạn làm chủ doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội tự quản lý thời gian của mình nhưng chính điều này cũng là con dao 2 lưỡi hại bạn nếu bạn không biết sắp xếp, quản lý thời gian hiệu quả. Nếu bạn đang là chủ một doanh nghiệp hay là một người lãnh đạo cấp trên hãy dạy nhân viên cấp dưới của mình học cách quản lý thời gian điều đó sẽ giúp cho công ty bạn đạt được năng suất, tránh rơi vào tình trạng thất bại trong kinh doanh.

Chuyên gia Huấn luyện và Đào tạo

Mr. Why – Phạm Ngọc Anh