Ý Tưởng Kinh Doanh: Cách Tìm Kiếm Và Đánh Giá

Giai đoạn trước khi bắt tay vào thực hiện một dự án kinh doanh luôn là giai đoạn khó nhằn nhất. Đó là khi bạn phải có được một ý tưởng đáng tiền. Và ngoài yếu tố may mắn, để nảy sinh được một ý tưởng kinh doanh ra tấm ra món, cần dựa vào nhiều khả năng khác nữa.

  1. Các cách tìm kiếm ý tưởng kinh doanh.

– Có gì đang làm những người xung quanh bạn khó chịu: có điều gì có thể cải thiện để giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn. Kinh doanh là trò chơi của những người biết quan sát. Quan sát để thấy nhu cầu, thấy xu hướng trong xã hội. Quan sát để đưa ra giải pháp giúp đỡ cộng đồng, cải thiện điều bất cấp, bổ sung cái còn thiếu. Chính là tìm ra và đáp ứng chính xác nhu cầu thị trường. Đó là gốc rễ của một ý tưởng kinh doanh có “đất sống”.

Hãy trò chuyện với bạn bè, hàng xóm, người thân của bạn ở mọi lứa tuổi. Lắng nghe những khó khăn của họ. Có thể những đứa bạn của em bạn nói riêng và những em tuổi đó đang có trào lưu hay nhu cầu gì đó thì sao?

ý tưởng kinh doanh: Các cách tìm kiếm

Những người xung quanh thường nhờ bạn giúp việc gì, trong lĩnh vực nào: đôi khi cả những người lạ cũng bất ngờ tìm đến bạn theo dạng “tiếng lành đồn xa”, được giới thiệu. Đó chính là điểm mạnh về kỹ năng chuyên môn và tài năng riêng của bạn, là một điểm mà bạn có thể làm tốt hoặc thông thạo hơn những người khác. Ý tưởng kinh doanh có thể nảy sinh từ đó. Nhớ là đừng coi thường bất kỳ kỹ năng nào của mình, dù là nhỏ nhất nhé. Hãy biến chúng thành một dịch vụ chuyên nghiệp, một sản phẩm được mua bán như: đồ đan lát, quần áo may đô, đồ handmade..

Cập nhật thông tin thường xuyên: đừng coi nhẹ việc đọc báo, đọc các trang tin hay xem thời sự bạn nhé, cả một kho ý tưởng kinh doanh đang đợi bạn tìm thấy đấy.

Tìm hiểu các thị trường khác: các tỉnh khác, thành phố khác vùng miền khác hay thậm chí Quốc gia và nền văn hóa khác cũng đều là những nguồn ý tưởng dồi dào cho bạn.

Tham gia nhiều cộng đồng khác và lắng nghe nhu cầu của họ: có thể là một cộng đồng thực tế hoặc trên mạng xã hội đều được. Điểm mạnh của những cộng đồng này là chúng có tính chia sẻ rất cao. Bạn tham gia càng nhiều nhóm, càng nắm được nhiều nhu cầu, mong muốn khác nhau, từ đó có thể nảy sinh ý tưởng kinh doanh khả thi.

Đừng ép buộc bản thân sáng tạo ý tưởng: thay vào đó hãy tập thói quen xây dựng ý tưởng mỗi ngày, rồi dần dần bạn sẽ thấy càng ngày việc nảy ra ý tưởng với bạn càng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tham khảo ý kiến từ những người đáng tin và có kinh nghiệm có thể giúp bạn tìm ra ý tưởng kinh doanh có tầm và thực tế. Hơn nữa họ cũng có thể giúp bạn nhanh chóng nhận ra vấn đề trong ý tưởng của bạn.

Ý tưởng kinh doanh: Tham khảo ý kiến

Mọi người đang ghét gì: một ý tưởng khởi nghiệp có thể được tìm thấy từ những lời ca thán của mọi người trên mạng xã hội hoặc thực tế. Về cơ bản điều này khá giống với việc “mọi người đang bị làm phiền bởi điều gì”, nhưng nó mang tính cá nhân hơn. Bởi đôi khi bạn ghét gì đó, chỉ vì bạn có ác cảm và đơn giản là không thích nó. Chính vì thế đây cũng là một kênh tiềm năng để bạn nảy ra một ý tưởng kinh doanh vàng.

  1. 4 câu hỏi đánh giá ý tưởng kinh doanh của bạn.

Hãy suy nghĩ thật kỹ về những câu hỏi dưới đây trước khi bắt tay vào việc biến ý tưởng của bạn thành hiện thực:

– Ý tưởng có mang một sứ mệnh hay tầm nhìn không?

– Ý tưởng có mang lại lợi nhuận không?

– Có thị trường cho nó không?

– Ý tưởng có thể phát triển hơn không?

Không có ý tưởng kinh doanh nào tự nhiên đến với bạn vào một ngày đẹp trời, nếu bạn không dành thời gian trăn trở với mong muốn được kinh doanh của mình. Há miệng chờ sung không phải tác phong phù hợp trong kinh doanh. Dù có thế nào, bạn muốn có ý tưởng, bạn phải tự tay đào nó lên.

 

Mr Why – Phạm Ngọc Anh.