Cuộc sống của một “Zombie” công sở (phần 1)

Cuộc hội thoại với một anh chàng công sở lâu năm có đoạn như sau:

PV: Với anh, vật dụng có ích nhất ở công sở là gì?

NV: Vật quý nhất là cái cốc to để uống nước.

PV: Tại sao lại là một chiếc cốc đựng nước?

NV: Vì không có nó thì tôi chẳng có cớ để mà đứng dậy rời khỏi bàn làm việc.

Đây là câu trả lời vô cùng ấn tượng. Nó làm tôi liên tưởng đến một trạng thái sống mà nhiều người đang gặp phải, đặc biệt là những người làm trong môi trường công sở lâu năm: trạng thái Zombie.

Bạn có đang tò mò về nó?

Chắc hẳn bạn không còn lạ gì với cụm từ “Zombie” rồi đúng không? Nếu gọi tên cụ thể thì nó là xác sống – một tử thi đi lại dật dờ, không có hồn, không có ý thức. Và trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn thường gặp rất nhiều người giống như vậy. Chân dung của họ có thể khắc họa bằng vài nét minh họa như thế này:

– 30 tuổi, thành tích cá nhân hoàn toàn không có gì nổi trội. Giống với mấy chục triệu người bình thường khác trên đất nước này: sáng dậy đi làm, chiều về gặp bạn bè, khuya đến lại chìm vào giấc ngủ.

– 5-7 năm làm thuê chỉ để duy trì cuộc sống, không có mục tiêu, mục đích sống rõ ràng.

– Duy trì công việc mà bản thân không yêu thích, hàng ngày mệt mỏi đối diện với những áp lực, chán nản mà không dám từ bỏ hay bứt phá.

– ……

cuoc-song-cua-mot-zombie-cong-so

Và theo quan sát, thì hơn 50% những người sống trong trạng thái Zombie này bắt nguồn từ môi trường văn phòng, công sở. Bạn có phải là một nhân viên văn phòng? Theo bạn, cơn ác mộng lớn nhất của những người tối ngày chỉ ngồi trong văn phòng làm việc là gì?

Là lương chưa cao? Là áp lực công việc? Là thời gian? Là sếp khó tính? Hay đơn giản là cái bàn làm việc không theo hướng mình thích? Còn có thể là ti tỉ các thứ khác nữa nhưng xin thưa rằng, ác mộng lớn nhất với nhân viên văn phòng chính là dần mất đi sự sáng tạo, hứng thú với công việc và cả sức khỏe nữa. Hay nói cách khác là dần dần rơi vào trạng thái mà tôi đề cập ở trên – cuộc sống của một Zombie.

Và nếu như không đủ sức để thức tỉnh hay nhận thấy vấn đề thì bạn rất dễ bị ru ngủ vào trạng thái sống giống như một “xác chết di động”. Hàng ngày làm những công việc giống nhau, đều đặn như một cái máy được lập trình sẵn vậy. Bạn đã từng nghe đến câu nói: “Rất nhiều người đã chết từ tuổi 25 nhưng đến 75 tuổi mới đem đi chôn” rồi chứ. Và đó là thực trạng của cuộc sống công nghiệp hiện nay.

life-popose

Vấn đề đặt ra là ai cũng biết sống một cuộc sống Zombie là không nên nhưng không phải ai cũng đủ sức để “vùng dậy” và từ bỏ cuộc sống “an toàn” hiện tại. Bởi có rất nhiều lý do để bạn “delay” việc thay đổi cuộc sống của mình.

  • Tôi rất lười thay đổi! Mọi thứ trong cuộc sống của tôi vẫn ổn mà.
  • Tôi cần thêm thời gian.
  • Tôi không có động lực.
  • Tôi nghĩ mình sẽ thất bại.

Có nhiều hơn 1 lý do để bạn KHÔNG THAY ĐỔI CUỘC SỐNG của mình và kết thúc bạn là một người LƯỜI BIẾNG. Lười vận động, lười suy nghĩ, lười thay đổi và tiếp tục một cuộc sống giống người một xác chết không hồn cho đến cuối đời.

Giống như tình trạng của anh chàng công sở ở đầu bài viết, nếu không có động lực nào kéo chúng ta ra khỏi lối sống thụ động, dật dờ hiện tại thì chúng ta sẽ gắn kết với nó cả cuộc đời. Vì vậy, bạn cũng phải tìm cho mình một lý do, một động lực để bứt phá ra khỏi cái tôi Lười Biếng và Thụ Động hiện tại.

Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết phần 2: Bí quyết để thoát khỏi cuộc sống Zombie