Ông già bao biện và câu thần chú giá như…

Tôi dám chắc rằng, hầu hết các bạn đã sử dụng nhiều hơn 1 trong những câu thần chú dưới đây, và bạn đã trở thành một ông già bao biện

Tất cả những người không thành công đều có một đặc điểm rất chung. Họ biết tất cả những nguyên nhân làm cho mình thất bại. Bao giờ họ cũng có sẵn một sự giải thích rất đáng tin cậy, như họ nghĩ, tại sao họ không đạt được điều gì.

Nhiều câu bao biện cũng có vẻ có lý và thậm chí còn có thực tế đi kèm, nhưng bao biện không thể thay thế được tiền bạc. Thế giới chỉ muốn biết một điều: bạn đã thành công chưa?

Nào cùng xem những câu thần chú:
Giá như tôi không nặng nợ vợ con, gia đình . . .
Giá như tôi có được các quan hệ . . .
Giá như tôi có tiền. . .
Giá như tôi được học hành đến nơi đến chốn. . .
Giá như tôi có việc làm. . .
Giá như tôi có sức khoẻ. . .
Giá như tôi có thời gian. . .
Giá như thời buổi không đến nỗi khó khăn. . .
Giá như người khác hiểu tôi. . .
Giá như điều kiện khác. . .
Giá như tôi được sống lại cuộc đời mình từ đầu. . .
Giá như tôi không phải e ngại những điều họ nói. . .
Giá như người ta cho tôi một cơ hội. . .
Giá như những người khác không chống lại tôi. . .
Giá như tôi không phải ngại ngần gì. . .
Giá như tôi còn trẻ. . .
Giá như tôi có thể làm những gì tôi muốn. . .
Giá như tôi sinh ra trong nhung lụa. . .
Giá như tôi được gặp những người đứng đắn. . .
Giá như tôi có năng khiếu như những người khác. . .
Giá như tôi kiên định. . .
Giá như tôi biết tận dụng những khả năng trước đây. . .
Giá như không ai chọc tức tôi. . .
Giá như tôi không phải làm việc nhà và trông con. . .
Giá như có người giúp tôi. . .
Giá như gia đình thông cảm cho tôi. . .
Giá như tôi được sống ở thành phố lớn. . .
Giá như tính tôi được như người khác. . .
Giá như tôi không béo như thế này. . .
Giá như khả năng của tôi được mọi người biết đến. . .
Giá như tôi gặp may. . .
Giá như lần đó không thất bại. . .
Giá như tôi biết trước phải làm thế nào. . .
Giá như không ai cản phá tôi. . .
Giá như gia đình tôi không kỳ quặc như vậy. . .
Giá như tôi không bị sinh vào đúng cung bất hạnh. . .
Giá như tôi không phải làm việc nhiều như vậy. . .
Giá như tôi không làm mất tiền. . .
Giá như tôi sống ở vùng khác. . .
Giá như tôi không có cái quá khứ của mình. . .

Giá như – đó là sự thoái thác chủ yếu nhất – giá như tôi có đủ lòng dũng cảm để nhận chân con người mình thì tôi đã hiểu ra điều gì ở tôi không đúng và sửa chữa nó.

Khi đó tôi có thể rút ra bài học từ sai lầm của mình và thu được điều bổ ích từ kinh nghiệm của người khác, đồng thời biết cái gì ở mình là chưa được. Giá như tôi biết chính xác là cái gì, thì tôi đã dành thời gian để phân tích những điểm yếu của mình chứ không phải để tìm kiếm sự biện bạch.

Tìm cách giải thích cho những thất bại riêng của mình có thể nói là một phong trào toàn quốc. Thói quen này xưa cũ như chính bản thân nhân loại, và nguy hiểm chết người cho thành công! Tại sao người ta bám chặt lấy sự bao biện yêu thích của mình? Câu trả lời quá rõ ràng.

Họ bảo vệ sự biện bạch của mình bởi vì chính họ tạo ra nó! Biện bạch là con đẻ của tuởng tượng. Mà bản chất con người là bảo vệ cái mà óc mình nghĩ ra.

Tìm lý do biện bạch là thói quen bắt rễ rất sâu. Khó mà từ bỏ thói quen, đặc biệt là khi nó biện giải cho hành động ta làm. Platon đã nói rất chính xác: Chiến thắng lớn nhất là chiến thắng chính mình. Chịu thua cái tôi thì thật là hèn hạ và nhục nhã.

Tôi cảm thấy khó hiểu, – Elbert Habbard nói, – Tại sao người ta lại tốn nhiều thời giờ để cố tình tự lừa dối mình và bịa ra sự biện bạch cho những điểm yếu của mình. Nếu sử dụng thời gian đó theo một cách khác, thì đã đủ để sửa chữa hết các điểm yếu, và lúc đó cũng chẳng cần gì biện bạch nữa.