Làm bao nhiêu hưởng hết bấy nhiêu: Tương lai nào cho những tư tưởng ấy?

“ Tiền làm ra để tiêu mà chứ có phải để cất đi đâu, kệ đi cứ ăn chơi rồi mình lại kiếm, đời là mấy”. Chính cái tư tưởng ấy nó đã lừa không biết bao nhiêu thế hệ phải rơi vào cái bẫy “ Đi làm chỉ để kiếm tiền trả nợ”. Nhưng đáng buồn, là thay vì tỉnh ngộ để chấn chỉnh bản thân, họ lại vui mừng vì đó là “hoàn cảnh chung” của quá nhiều người chứ không chỉ riêng mình họ.

Tôi : Alo mày à ?

Bạn : Ừ, tao đây!

Tôi: Ở ngoài kia có mấy cửa hàng mua sắm mới khai trương đẹp lắm, mảy rảnh không tao với mày cùng đi xem đi?

Bạn: Ừ hay đấy, đi luôn, gì chứ hàng mới là phải triển ngay!

Tôi: Vậy thống nhất chiều đi nhé.

Bạn : Được ngay…Ở nhưng mày ơi! Tao đang hết tiền rồi, nợ cũ còn chưa trả xong?

Tôi: Cứ đi đi, tao cho vay, đời là mấy, cứ tiêu đi rồi đi làm trả sau

Bạn : Ừ thì ……………Đi”

Bạn có thấy hình bóng của mình đâu đó thấp thoáng qua đoạn hội thoại ấy? Bạn chắc cũng không ít lần rơi vào hoàn cảnh tương tự, nhưng vì lý do nào đó bạn sẵn sàng vượt lên trên tất cả những khó khăn mình đang có để sở hữu một món đồ chơi mới/ một đôi giày mới/bộ quần áo mới ….Và rồi sau đó , bạn lại phải cong lưng ra “đi cày” để trả nợ?

Sự cố hữu ăn sâu vào trong tiềm thức

Rất khó để lý giải tại sao, rằng cái tư tưởng “tiêu trước-kiếm sau” ấy nó lại được đóng đinh một cách chắc chắn đến thế qua rất nhiều thế hệ ( mơn chớn từ thế hệ 7x, quen thuộc với thế hệ 8x và giờ thành thói quen với thế hệ 9x). Chỉ biết được rằng, hiện nay đó giường như đã trở thành “Lý do chính đáng” để biện hộ cho rất nhiều người vốn dĩ đang có thói quen tiêu xài một cách không kiểm soát, ở họ không có sự chuẩn bị cho ngày mai, không có khái niệm cho tương lai. Mà với họ, sống đơn giản là được thưởng thức hết tất cả những gì mình có thể chi trả, là được trải nghiệm nhiều “cái lạ” mà xu hướng hiện tại sản sinh ra…chỉ cần thế là đủ. Tích lũy nguyên liệu để chuẩn bị cho cuộc hành trình dài phía trước ư? Khái niệm ấy với họ còn xa quá.

Nhiều khi tôi tự nhủ rằng, 15 hay 25 tuổi, nếu có ý nghĩ như thế còn có thể chấp nhận được. Nhưng giả dụ nếu bạn 35 tuổi và bạn vẫn “cố chấp” với lối nghĩ như thế thì cuộc đời bạn sẽ trôi dạt về đâu, bạn có thể bỏ qua chính bản thân mình trong danh sách của sự quan tâm, thế còn bố mẹ bạn? Vợ con bạn? Chẳng lẽ bạn cũng để họ phải “chịu ảnh hưởng”  từ chính cách sống cố hữu như thế vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức của bạn ư?

Tương lai nào cho những tư tưởng ấy ?

Một ngày so với quãng đời hiện tại của bạn vốn chẳng là gì, nhưng mỗi ngày nhỏ ấy sẽ tích góp để hình thành nên chính bạn trong tương lai. Nếu như bạn là một người chu toàn, biết tính toán và cân đối nguồn tài chính của mình, thì bạn của 5 -10 năm sau nó sẽ rất khác bạn của hình thái hiện tại.

Thử nghĩ mà xem, chúng ta đều là những người đi làm, cớ sao có những người rất nhàn nhã để hưởng thụ cuộc sống này, còn bạn thì hết năm này qua năm khác, tối ngày bị rơi vào vòng xoáy “ Vay- trả”, bảo không mệt mỏi tức là bạn đang tự dối mình. Nhưng thay vì cố gắng để thay đổi thực trạng đó, bạn lại vô tư chấp nhận, coi đó là việc hiển nhiên ai cũng sẽ phải mắc khi mà đồng nghiệp xung quanh ai ai cũng giống thế, và nó giường như là “điểm tựa” vững chắc để củng cố thêm niềm tin cho bạn rằng “Mình còn trẻ, mình làm thế là chuyện quá đỗi bình thường”.

Và đương nhiên, thành quả mà bạn nhận được qua những tư tưởng đó chính là sự mệt mỏi đến nghẹt thở khi ngày ngày phải nghĩ cách trả nợ. Những sản phẩm bạn yêu thích ở trong tủ kia sẽ tỉ lệ thuận với đống hóa đơn bạn phải thanh toán, niềm vui trong cuộc sống sẽ là điều xa xỉ khi bạn chỉ biết trích hết quỹ thời gian cá nhân để tăng ca….Thử hỏi cái giá đó liệu có đáng?

Học cách “Quản lý tài chính’,  “đường tắt” nhanh nhất giúp bạn thay đổi được mình

Tôi biết, sẽ rất khó để bạn có thể thay đổi được một thói quen vốn đã “ăn sâu” vào trong tiềm thức của các bạn. Việc thay dổi không thể trong một sớm, một chiều là có thể mang lại kết quả ngay, mà bạn phải cần thực hiện một cách kiên trì, đều đặn mới có thể mang đến những tín hiệu tích cực.

Thay vì bạn dành hết số tiền kiếm được hàng tháng của mình cho vào quỹ ăn chơi, bạn hãy chia nhỏ chúng ra làm thành nhiều quỹ khác nhau: Đầu tư kiến thức cho bản, chi tiêu hàng ngày….số còn lại là bạn “để dành” . Tôi cũng đã từng trải qua những giai đoạn kể trên, cũng đã từng tiêu xài hoang phí đến mức không kiểm soát. Nhưng rồi khi đến với Wake Up tôi mới thực hiểu bản thân mình đã sai ở đâu trong từng ấy năm, và học cách thay đổi để có được cuộc sống ổn đinh hơn như hiện tại.

Mr.Why Phạm Ngọc Anh