Khắc khoải tuổi 30: Luôn tự dằn vặt bản thân trong tiềm thức, vì số dư trong tài khoản chưa bao giờ “nhích” lên nổi 10 triệu đồng

Những gì mà bạn “gieo” ở trong tuổi trẻ, sẽ là thành quả mà bạn gặt được trong tương lai. Tôi đã từng không tin vào điều đó, vì cho rằng “Tuổi trẻ là để chơi, là để khám phá và trải nghiệm”. Cho đến thực tại, khi ngưỡng cửa của tuổi 30 đã chạm đến, nhìn lại số tiền tích lũy mà mình có, tôi bỗng giật mình cho tương lai của bản thân sau này.

Hứng lên là sắm, thích gì là mua…Tuổi trẻ của tôi đã từng là một kẻ chi tiêu “điên rồ” như thế

Tôi là Minh, 30 tuổi, hiện đang là kỹ sư phần mềm cho công ty SamSung.

Nhắc đến đây, chắc hẳn nhiều bạn thầm nghĩ “ Ồ, kỹ sư phần mềm chắc hẳn phải  nhiều tiền lắm nhỉ? Đã thế lại còn được làm việc cho công ty nước ngoài nữa chứ?”…Nhưng cũng giống như người khác, các bạn chỉ nhìn được “bề nổi” của cả một tảng băng chìm mà thôi!

Ở tuổi 30, trong khi các bạn đồng trang lứa ít nhiều có được riêng cho mình những thành tựu cá nhân đáng kể riêng ( người thì mua nhà, kẻ thì tậu đất, đứa thì đi du lịch đó đây ở các nước…) Còn đối với riêng tôi, ở độ tuổi này tôi vẫn chưa dám mơ về những điều xa xỉ đó khi mà “năng lực tài khoản ” hiện tại của bản thân vẫn chưa thể nhích lên nổi hai chữ số. Có thể các bạn không tin vào những gì mà tôi nói, nhưng tất cả đều là sự thật.

Thành ngữ có câu “ Góp gió thành bão”, mọi sự tích lũy có được của bạn ngày hôm này đều được bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống thường ngày. Nhưng tôi thì ngược lại, luôn sống với suy nghĩ rằng “Tuổi trẻ là để chơi, là để khám phá, nên tiền làm ra được bao nhiêu thì cứ để bản thân hưởng thụ đã”…Chính vì lẽ đó, hầu hết số tiền mà tôi kiếm được ở tuổi trẻ chủ yếu là “để dành” vào những cuộc vui chơi không bờ bến, thấy cái gì hay là mua, chỗ nào có đồ đẹp thì sắm, cứ tiêu pha thỏa thích miễn là bản thân thấy hài lòng….Bởi trong tôi lúc đó không hề có một chút khái niệm nào gọi là “tích góp cho tương lai” .

Chỉ đến khi kim đồng hồ chỉ điểm, tuổi 30 bắt đầu chạm ngưỡng, tôi mới thấm nhuần được giá trị của câu nói “Sống không ngày mai là cách sống không tương lai”

30 tuổi, đồng nghĩa với việc tôi phải sống có trách nhiệm và trưởng thành hơn.

30 tuổi, không còn ở độ tuổi của sự hồn nhiên đây đó, không còn đủ thời gian để chỉ nghĩ đến việc “sống cho riêng mình”

30 tuổi, tôi phải “kết thúc” mối tình dang dở 6 năm của mình bằng một đám cưới thật đẹp. Tôi phải chịu trách nhiệm về những năm tháng thanh xuân đẹp nhất của người con gái ấy đã dành cho tôi, tôi phải cho cô ấy được một cuộc sống hạnh phúc.

Thế nhưng…

Tổng chi phí cho một cái đám cưới hiện tại dao động tầm khoảng từ 200 -220 triệu (tiền chụp ảnh, tiền cưới xin, tiền cỗ bàn…) Thoáng chốc bỗng giật mình, rằng ở tuổi 30, tức là hơn 8 năm đi làm có lẻ, trong tài khoản cá nhân vẫn không thể có đến 10 triệu tích lũy, tôi tự hỏi bản thân sẽ phải xoay sở ra sao để lo cho hạnh phúc cả đời của mình? Và điệp khúc “giá như” lại lặp lại văng vẳng trong đầu tôi, rằng giá như hồi trẻ kia tôi biết cách chi tiêu tích kiệm hơn, giá như hồi đó mình biết cách lên kế hoạch cho nguồn thu của mình….Thì tương lai hiện tại của bản thân đã chẳng phải gặp những trắc trở như hiện tại.

Quả thực phải đến khi kim đồng hồ chỉ điểm, tuổi 30 bắt đầu chạm ngưỡng, tôi mới thấm nhuần được giá trị của câu nói “Sống không ngày mai là cách sống không tương lai

Bạn không thể xóa đi được quá khứ, nhưng hoàn toàn có thể làm mới được tương lai. Vấn đề hiện tại nằm ở “giải pháp” mà bạn chọn để thay đổi bản thân mà thôi

Có một sự thật rằng, tôi không thể xóa đi được những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhưng tương lai hiện tại của tôi đã bắt đầu “sáng” hơn kể từ khi tôi được một người bạn thân giới thiệu đến khóa học “Wake Up”.

Mới đầu tôi còn “trăn trở” về những gì mà người bạn của tôi chia sẻ. Vì nghĩ rằng “Nếu thực sự thay đổi được như thế, thì ở ngoài kia đã chẳng có ai rơi vào trường hợp giống như mình”, nhưng qua 2 buổi học trải nghiệm thực tế ở Wake Up. Tôi mới thực sự vỡ ra được nguyên nhân vì sao mà khả năng tích lũy của mình lại thấp đến thế, mới biết được rằng kiếm tiền tuy khó nhưng “giữ” được tiền còn khó hơn rất nhiều lần.. Quan trọng hơn cả, là bản thân tôi còn thiếu cho mình một “bản kế hoạch tài chính” dài hạn trong tương lai mà trước đây tôi không hề hay biết, chính điều ấy sẽ là tiền đề giúp tôi có được kế hoạch dài hơi để tích lũy cho tương lai và gây dựng sự nghiệp.

Quá khứ hay hiện tại của bạn có thể chưa khởi sắc, nhưng bạn hoàn toàn có quyền “làm chủ” và thay đổi được điều ấy trong tương lai.

Nếu có duyên thì sẽ được đủ đầy, hẹn gặp lại tất cả các bạn ở khóa học Wake Up sắp tới. Tham khảo thêm thông tin tại đây!

Mr.Why Phạm Ngọc Anh