10 lý do vì sao người ta dễ dàng từ bỏ?

Là con người, ắt hẳn bạn sẽ có những giây phút chán nản hay mệt mỏi trên con đường theo đuổi những mục tiêu mình đặt ra. Việc duy nhất bạn cần làm ngày hôm nay là ngừng suy nghĩ về những thứ khiến bạn muốn dừng bước hay bỏ cuộc.

Trước mỗi hoàn cảnh khó khăn, trước mỗi thử thách khiến bản thân phải đưa ra sự lựa chọn, thường con người ta dễ dàng từ bỏ hơn là đối diện hay đấu tranh để vượt qua. Tại sao người ta dễ từ bỏ mọi thứ như vậy?

Dưới đây là 16 lý do tác động khiến con người từ bỏ mục tiêu của mình. Hãy luôn nhớ rằng không có bất cứ thứ gì thành công chỉ sau một đêm.

  1. Mong muốn có kết quả nhanh chóng

Thông thường, những người nôn nóng, thiếu kiên trì sẽ khó có thể thành công. Đôi khi kết quả ngay trước mắt nhưng vì mong muốn có kết quả nhanh chóng mà họ bỏ qua cơ hội.

never-give-up-1

  1. Không tin tưởng vào chính mình

Một trong những lý do chúng ta lựa chọn bỏ cuộc là KHÔNG TIN TƯỞNG VÀO CHÍNH MÌNH. Trước mỗi nhiệm vụ mới, cơ hội mới, công việc mới chúng ta nghĩ rằng mình không thể, sẽ rất khó khăn để đạt được kết quả, vì vậy mà từ bỏ trước khi thất bại.

  1. Sa lầy vào quá khứ

Một vài thất bại, sai lầm trong quá khứ khiến bạn ám ảnh và mất niềm tin vào bản thân. Bạn dằn vặt về những việc đã không hoàn thành được ở quá khứ. Bạn sợ quá khứ đó sẽ lặp lại và bạn lại đầu hàng.

  1. Dừng lại ở lỗi lầm

Trên đời, chẳng ai hoàn hảo cả, ngay cả thiên tài cũng có những lúc mắc lỗi. Vậy nên, lỗi lầm không hề đáng sợ hay đáng trách. Nhưng nếu bạn chỉ dừng lại ở việc dằn vặt bản thân vì những lỗi lầm thì chẳng bao giờ có thể nhìn thấy sự lạc quan của vấn đề đâu. Việc bạn cần làm là bước qua những lỗi lầm đó, nhìn cuộc sống theo một góc nhìn khác hay rẽ lối sang một con đường phù hợp với bạn hơn. Nhớ nhé, lỗi lầm là để trưởng thành!

  1. Sợ hãi tương lai

Chúng ta sa lầy trong quá khứ là một trong những lý do để bạn buông bỏ cố gắng cho tương lai. Nhưng việc nhận định tương lai theo kiểu tiêu cực hay mờ mịt cũng sẽ kéo tinh thần bạn xuống đấy. Lo lắng thái quá cho tương lai cũng là điều không tốt đâu.

When-You-Want-to-Give-Up-6

  1. Thấy thất bại như là bước thụt lùi

Bạn cần thay đổi quan điểm của mình về thất bại ngay lập tức. Thất bại không đáng sợ hay là bước thụt lùi như bạn tưởng tượng. Nó là trải nghiệm, bài học, kinh nghiệm giúp bạn tiến đến thành công mà thôi. Vì vậy, hãy lựa chọn thất bại là bước đệm cho bạn tiến đến thành công chứ đừng để nó kéo bạn thụt lùi.

  1. Cảm giác thế giới không công bằng với mình

Thực tế là cuộc sống công bằng với tất cả chúng ta. Mỗi người đều có 24h mỗi ngày, có 365 ngày trong một năm hay cuộc sống ban tặng mỗi chúng ta những cơ hội, những lựa chọn. Nhưng quan trọng là bạn sử dụng những món quà của cuộc sống như thế nào. Đừng tự biến mình thành nạn nhân của cuộc sống mà hãy làm chủ và tận hưởng nó.

  1. Sợ thất bại hơn mong muốn thành công

Bạn chỉ có thể chiến thắng khi mong muốn, khao khát thành công của bạn lớn hơn nỗi sợ thất bại. Nếu tâm trí của bạn lúc nào cũng nghĩ đến thất bại thì đâu còn chỗ cho những ước mơ, những điều vĩ đại bạn muốn làm.

Ngay từ giờ, hãy rèn luyện thói quen nghĩ đến những điều tích cực, những thành tích bạn mong muốn đạt được và bạn sẽ thất nỗi sợ thất bại kia sẽ bị đẩy lùi.

  1. Có cảm giác bị mất thứ gì đó

Bạn có thừa nhận rằng, con người chúng ta rất sợ mất mát hay không? Chúng ta sợ rằng nếu quyết định đầu tư kinh doanh riêng thì sẽ mất công việc ổn định hiện tại; Bạn sợ rằng sẽ mất cơ hội thăng chức nếu nghỉ một vài ngày đi du lịch với gia đình… Chúng ta sợ tuổi già, sợ mất các mối quan hệ, sợ nghèo khổ, sợ thất nghiệp, sợ bệnh tật… Và cảm giác bị mất thứ gì đó khiến bạn từ bỏ những cơ hội mới, những trải nghiệm thú vị.

  1. Làm việc quá sức

Khi cơ thể và đầu óc của bạn đã quá mệt mỏi, uể oải thì chẳng còn động lực nào để bạn có thể tiếp tục làm việc gì nữa cả. Vậy nên, khi làm việc quá sức việc nên làm là nghỉ ngơi, thư giãn. Tuyệt đối đừng đưa ra quyết định gì quan trọng hay vội vàng trong lúc này.

Cuối cùng, nếu bạn mong muốn đạt được mục tiêu và làm những điều mới mẻ cho cuộc sống, tất cả những gì bạn cần là nắm lấy các cơ hội và đừng bỏ cuộc.